việc tổ chức bán vé tham quan tại Khu phố cổ được thực hiện từ năm 1995 cho đến nay với phương thức bán vé trọn gói
Là loại hình múa dân gian gắn với tết Trung Thu, lưu truyền ở Hội An từ lâu đời và để lại dấu ấn văn hóa sâu sắc trong lòng nhiều người dân phố Hội. Về tên gọi, Thiên Cẩu có nghĩa là chó nhà trời, nhưng cũng như nhiều hiện tượng văn hóa dân gian khác, con vật này được tô điểm thành linh vật mang tính huyền thoại...
Trận tập kích nhà lao Xóm Mới cách đây 47 năm đã làm chấn động dư luận, lặp lại điều kỳ diệu giải phóng cả nghìn tù nhân kể từ cuộc giải phóng tương tự xảy ra ở nhà lao Thông Đăng nằm sâu trong nội thị Hội An trước đó…
Phục dựng không gian văn hóa và hoạt động lễ hội và phiên chợ quê cuối thế kỷ 19 nằm giữa cánh đồng Cẩm Thanh-Hội An là ý tưởng độc đáo lần đầu xuất hiện ở Việt Nam, đã được 100 vị khách đầu tiên của một số công ty lữ hành trong và ngoài nước cùng trải nghiệm vào tối ngày 7/3/2013 . Đó là ấn tượng không thể quên về không gian văn hóa và kiến trúc làng-chợ của người Hội An xưa.
...hơn 60 bức ảnh tư liệu liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ XV đến nay chính thức được trưng bày, giới thiệu tới đông đảo người dân và du khách đến Hội An...
Hôm nay 26.12, Thành ủy Hội An tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Đặc trưng của Hội An là thành phố có di sản văn hóa thế giới, vì vậy định hướng phát triển chung của Hội An cần phải hài hòa với công tác bảo tồn di sản, lấy di sản làm nền cho phát triển.
Không gian công cộng (KGCC) là nơi giao lưu của cộng đồng dân cư, tạo nên diện mạo của thành phố Hội An. Song với mục tiêu trở thành thành phố sinh thái - văn hóa và du lịch, KGCC ở Hội An vẫn còn thiếu nét đặc trưng...
Kazimierz Kwiatcopxki (Cử nhân - Kiến trúc sư - Kỹ sư Trương Quốc Bình dịch từ tiếng Ba Lan)
Ngoài việc chứa đầy đủ nhất dòng gốm men Việt Nam trong thế kỷ XV, con tàu đắm ở Cù Lao Chàm, TP Hội An - Quảng Nam, còn cung cấp nhiều thông tin khá quan trọng
Tín ngưỡng vạn vật hữu linh: Trong buổi bình minh của loài người, khi loài người bắt đầu nhận thức và lý giải các hiện tượng xảy ra xung quanh, họ thường gắn chúng với tư duy sơ khai của mình. Từ đó, hình thành tín ngưỡng vận vật hữu linh. Tín ngưỡng này để lại dấu ấn sâu đậm ở các thời kỳ sau. Tại địa phương, dấu vết tín ngưỡng vạn vật hữu linh thể hiện ở quan niệm của cư dân về linh hồn. Cư dân địa phương cho rằng con người có 3 hồn 7 vía (nam) hoặc 3 hồn 9 vía (nữ).
TP - Bộ mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) vừa được UNESCO công nhận là Di sản ký ức thế giới. Tại Hội An (Quảng Nam), ít ai biết cũng đang lưu giữ kho báu mộc bản kinh Phật bằng chữ Hán và chữ Phạn, mạch nguồn phát nguyên dòng Thiền Lâm Tế - Chúc Thánh từ miền Trung vào đến miền Nam từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 20.
Ngày 7/9/2012, tại Quảng trường Sông Hoài, UBND TP Hội An đã phối hợp với Trung tâm hành động vì sự phát triển đô thị và Tổ chức Health Bridge Canada tổ chức hội thảo “Phát triển và bảo vệ không gian công cộng ở Hội An”, với hơn 50 đại biểu tham dự.
Hội An càng cũ đi, mái ngói càng phủ dày rêu xanh thì người ta đổ đến Hội An để chiêm ngưỡng ngày càng đông như trảy hội.
(Dân trí) - Tối 24/8, lễ hội giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ X chính thức khai mạc tại Quảng trường Sông Hoài (Hội An, Quảng Nam).
Để trở thành thành phố sinh thái biển với điều kiện sống dễ chịu và thu hút, Hội An cần nhìn những kinh nghiệm phát triển của thành phố có nhiều nét tương đồng, đó chính là Manila.
(Cadn.com.vn) - Tre và cỏ là hai loại cây rất đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam. Ta có thể bắt gặp chúng ở khắp mọi nơi nhưng ít ai có thể nghĩ rằng hai loại cây ấy có thể đem lại nguồn lợi kinh tế. Ở Hội An, tre và cỏ không chỉ giúp người nông dân nơi đây có thu nhập cao mà còn tạo ra cho đô thị cổ một nét riêng biệt, thu hút không ít khách du lịch đến tham quan.
Có một dòng sông hồn hậu và nên thơ đã đi vào huyền thoại, ký ức của biết bao thế hệ người dân xứ Quảng, ấy là sông Thu Bồn. Trên mỗi miền đất và dọc dài những cảng thị, phố cổ mà nó đi qua, dòng sông huyền thoại ấy luôn để lại những dấu ấn văn hóa sâu đậm, làm nên nét đặc trưng cho mỗi vùng, miền. Từng có người ví sông Thu Bồn của xứ Quảng như sông Hằng của Ấn Độ, bởi nó không chỉ bồi đắp phù sa góp phần làm nên châu thổ, mà còn là hình ảnh của lịch sử từ ngàn xưa cho đến ngày nay, mang trong mình một nền văn hóa bản địa được tiếp nối qua nhiều thế hệ.
Nghĩ về cụ Nguyễn Bội Liên (1911-1996) trong tâm trí kẻ hậu học như tôi luôn nhớ những buổi chiều nắng xế của phố cũ hè xưa, nắng rực lên trong góc gian nhà nhỏ quay mặt về hướng nam trên đường Nguyễn Thái Học (Hội An) soi tỏ chiếc bàn con mòn xước mặt gỗ được chủ nhân che bằng tấm nhựa trong, bọc dây thun.
Những người con phố Hội bình dị với cuộc mưu sinh hằng ngày bên gánh xí mà hay nia tò he đã góp phần nuôi sống và lưu giữ hồn xưa phố cũ…