MÚA THIÊN CẨU Ở HỘI AN

Thứ sáu - 21/06/2013 08:28

Là loại hình múa dân gian gắn với tết Trung Thu, lưu truyền ở Hội An từ lâu đời và để lại dấu ấn văn hóa sâu sắc trong lòng nhiều người dân phố Hội. Về tên gọi, Thiên Cẩu có nghĩa là chó nhà trời, nhưng cũng như nhiều hiện tượng văn hóa dân gian khác, con vật này được tô điểm thành linh vật mang tính huyền thoại...

https://lh6.googleusercontent.com/-QP-dRyYXKQ0/UGvtDd8l9SI/AAAAAAAAAe4/z-h8NjSneOs/w241-h162-n-k/Mua%2BThien%2Bcau%2Bo%2BHoi%2BAn%2B-%2BTVAn.jpg
Múa Thiên Cẩu là một dải vải màu đỏ hoặc vàng, hai bên có tua kiểu vi rồng, đằng sau buộc một túm lá cây làm đuôi. Thần thái của Thiên Cẩu được tập trung ở phần đầu với các màu sắc tượng trưng cho ngũ hành và cách tô điểm theo quy định riêng nhằm gắn cho con vật này những chức năng linh thiêng như trừ ma quỷ, xua đuổi tà khí, chữa bênh, cầu phúc. Mặt Thiên Cẩu chỉ có hàm trên đầy răng, hàm dưới là một miếng bìa gắn thêm vào để tạo râu, thoạt trông giống mặt các Kala của người Chăm.
Múa Thiên Cẩu ở Hội An, theo điều tra cho thấy, được thực hiện theo những bài bản riêng khác với lối múa lân hoặc sư tử mới du nhập sau này. Cách đánh trống, xập xỏa, cũng như vậy. Một bài múa Thiên Cẩu gồm nhiều động tác, nhiều màn gồm: đi, đứng, nhảy, ngủ, thức giấc, đớp trẻ trừ phong, liếm cổng trừ tà, vái lạy cầu phúc,  ăn lá cây, uống nước, ăn giải thưởng, thăng thiên phun lửa, tranh tài với Hồng Hà Nhi… Cùng múa với Thiên Cẩu có ông Địa, được hóa trang với vẻ mặt hớn hở, phổng phao, bụng to, tay cầm quạt, lưng dắt cờ lệnh.
    Qua một số tư liệu dân gian sưu tầm được ở địa phương về việc mong cho rằm Trung Thu có mưa, tục đưa trẻ nhỏ vào miệng cho Thiên Cẩu liếm để trẻ mau lớn, không bị ghẻ sài, tục nuốt và nhả ra quả cam để chủ nhà ăn cầu phúc cùng những nghi thức linh thiêng khác liên quan đến việc chế tạo, biểu diễn Thiên Cẩu chnúg tôi thấy rằng đây là loại múa dân gian có nguồn gốc lâu đời, liên quan đến ước mơ trăng tròn, ước mơ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp. Không phải ngẫu nhiên mà múa Thiên Cẩu lại đi liền với Tết Trung Thu, một thời điểm quan trọng trong lịch mùa vụ nông nghiệp, đặc biệt là mùa vụ nông nghiệp lúa nước. Cũng không phải ngẫu nhiên mà cư dân địa phương gọi con vật múa đón Trung Thu là Thiên Cẩu - con vật có mặt trong huyền tích của nhiều nước phương Đông cũng như phương Tây liên quan đến nhật thực, nguyệt thực, đến hiện tượng nuốt và nhả ra mặt trăng mang ý nghĩa báo hiệu sự tốt đẹp của mùa màng, của cuộc sống con người.
Do phát triển ở một số địa phương có hoạt động buôn bán phát triển mạnh nên trước đây, ngoài ý nghĩa cầu trăng, cầu mùa, múa Thiên Cẩu còn gắn thêm một số nghi thức, ý nghĩa về cầu phúc, cầu tài lộc, trừ tà tống ôn, ngăn ngừa hỏa hạn… Càng về sau màu sắc tín ngưỡng mờ dần, thay vào đó, tính thi thố biểu diễn, vui chơi hội hè ngày càng lấn át và trở thành chủ đạo, nhất là những năm gần đây.

Tác giả bài viết: Trần Văn An

 
 Từ khóa: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

VIDEO HỘI AN
  • Tour Rừng Dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh Hội An
  • Xã Cẩm Thanh chung sức ươm mầm phần II
  • Đất và người Cẩm Thanh
  • Tham quan sông nước Cẩm Thanh
  • Dân ca Bài chòi ở Hội An
  • Nghệ thuật xếp lá dừa
  • Ẩm thực chợ phiên Hội An thế kỷ XIX
  • Xã Cẩm Thanh chung sức ươm mầm phần I
  • Cuộc sống quê xưa
  • Cẩm Thanh - mảnh đất anh hùng
Thăm dò ý kiến

Chất lượng dịch vụ phụ vụ quý khách

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập39
  • Hôm nay8,122
  • Tháng hiện tại201,367
  • Tổng lượt truy cập16,876,225
Hỗ trợ trực tuyến
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây