Giấc mơ “Chắt chắt Mai Xá chấm com”

Thứ hai - 24/10/2011 05:43

"Tôi có một ước mơ: Vào một ngày không xa, người dân làng Mai Xá (Gio Mai, Giao Linh, Quảng Trị) quê tôi sẽ có hướng làm ăn mới để làm giàu trên chính quê hương của mình".

Nuôi chắt chắt, tại sao không? 

Trong những năm qua, giấc mơ “đổi đời” từ những mô hình trang trại của một số bà con ở làng Mai Xá bỗng chốc tan thành mây khói. Nhiều người nghẹn ngào không nói nên lời khi nhìn tôm chết trắng hồ, trâu bò, lợn gà, … cũng chết la liệt vì dịch bệnh. Những lúc rét đậm kéo dài ngày, lúa ngô, khoai sắn… không chịu trổ bông, có khi còn bị ngập úng và nảy mầm ngay trên đồng ruộng mà không kịp thu hoạch vì lụt bão về quá sớm… 

May sao người Mai Xá còn có thêm cái nghề chắt chắt – một nghề không phải chịu nhiều rủi ro do thiên tai gây ra nên có thể kiếm ra tiền vào cả mùa nắng lẫn mùa mưa. Làng Mai Xá nổi tiếng với nghề làm chắt chắt và hiện có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề này. Người Mai Xá rất giỏi khai thác con chắt chắt, tuy nhiên với cách làm hiện tại thì vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. 


Cào chắt chắt trên sông Hiếu. Ảnh: Lê Tấn Lộc.

Hằng ngày, anh em làm nghề thức dậy từ rất sớm, chạy đò máy qua một quãng đường dài để đến thượng nguồn sông Hiếu cào con chắt chắt cho kịp ngọn nước. Đến lúc cào xong, họ lại vội vã quay về để bán cho kịp buổi chợ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, họ phải lăn lộn với nghề mới có thu nhập để lo cho gia đình. Làm nghề tuy vất vả, nhưng sau khi trừ các khoản chi phí thì thu nhập của họ chẳng đáng là bao. Hơn nữa, cào con chắt chắt tự nhiên thì không phải ngày nào cũng có.

Vậy, một vấn đề được đặt ra là: Nếu người Mai Xá nuôi được con chắt chắt ngay trên quê hương của mình, thì sẽ cắt giảm được nhiều khoản chi phí, tiết kiệm và chủ động thời gian khai thác hơn, và một vấn đề quan trọng là những hộ gia đình không có đủ điều kiện đầu tư thuyền máy và một số phương tiện đánh bắt khác vẫn có thể thu lợi từ loại thủy sản có giá trị kinh tế cao này. 


Bến đãi chắt chắt ở làng Mai Xá.

Ước mơ về một thương hiệu 

Từ những con chắt chắt bé tí tẹo bằng đầu mút đũa, người Mai Xá đã chế biến thành những món ăn khoái khẩu, nổi tiếng nhất là món đặc sản bún chắt chắt được nhiều người ưa chuộng. Không giống với những loại thực phẩm khác, chắt chắt ăn rất ngon nhưng không bao giờ ngán. Khi thưởng thức các món chắt chắt ở làng Mai Xá, nhiều người không ngần ngại gọi tiếp lần thứ hai, thứ ba. Có người ăn xong thấy món chắt chắt ngon quá nên mua thêm mang về. 

Ngày trước, chắt chắt là món ăn của nhà nghèo, dân quê, nhưng nay đã trở thành món đặc sản của không ít nhà giàu. Nhiều lái buôn về tận làng Mai Xá thu mua chắt chắt đưa đi bỏ lại cho các chợ đầu mối và cả nhà hàng, khách sạn sang trọng trong vùng. Ngoài việc chế biến thành những món ăn ngon, chắt chắt còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác, kể cả vỏ của nó.

Người Mai Xá, đặc biệt là những hộ gia đình làm nghề chắt chắt rất mong muốn xây dựng thương hiệu cho chắt chắt Mai Xá để sản phẩm của quê hương có thể vươn xa hơn, đến được với nhiều người hơn. Trong một buổi gặp gỡ, bàn về kế hoạch phát triển nghề truyền thống của làng Mai Xá mới đây, nhiều anh em làm nghề chắt chắt bày tỏ khát vọng xây dựng website “Chắt chắt Mai Xá chấm com” để giới thiệu những sản phẩm chắt chắt “made in Mai Xá” trên mạng Internet toàn cầu và thu ngoại tệ. 

Chắt chắt là loài sinh vật nhuyễn thể thuộc lớp hai mảnh vỏ (hay còn gọi là thân mềm hai mảnh vỏ, danh pháp khoa học: Bivalvia), cùng họ với hến nhưng có kích thước nhỏ hơn, tập trung sống chủ yếu ở các vùng nước lợ và nước ngọt như: ao hồ, sông suối…, bình thường nằm lẫn sâu trong cát từ 1 – 5 cm, nhưng khi có biến động thì có thể lặn sâu hơn cả mét. Con chắt chắt sinh sôi nảy nở rất nhanh, đặc biệt vào sau mùa mưa. Vì thế mà người ta thường nói là “rạy (sinh sản) nhanh như chắt chắt sau mưa”. 


 

Tác giả bài viết: Lê Tấn Lộc

Nguồn tin: Báo Quảng trị

 Từ khóa: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

VIDEO HỘI AN
  • Tour Rừng Dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh Hội An
  • Xã Cẩm Thanh chung sức ươm mầm phần II
  • Đất và người Cẩm Thanh
  • Tham quan sông nước Cẩm Thanh
  • Dân ca Bài chòi ở Hội An
  • Nghệ thuật xếp lá dừa
  • Ẩm thực chợ phiên Hội An thế kỷ XIX
  • Xã Cẩm Thanh chung sức ươm mầm phần I
  • Cuộc sống quê xưa
  • Cẩm Thanh - mảnh đất anh hùng
Thăm dò ý kiến

Chất lượng dịch vụ phụ vụ quý khách

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay10,719
  • Tháng hiện tại257,935
  • Tổng lượt truy cập14,743,940
Hỗ trợ trực tuyến
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây