Nghề làm nhà tre, dừa nước ở Cẩm Thanh
- Thứ ba - 11/02/2014 20:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo các cụ cao tuổi có thâm niên trong nghề tại địa phương thì nghề làm nhà bằng tre, dừa ở Hội An có từ rất lâu đời, từ đời ông cố các cụ đã có dừa nước và họ đã biết làm nhà bằng dừa để ở.
Cẩm Thanh là xã ngoại ô nằm ở phía Đông thành phố Hội An, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, chính vì thế từ xa xưa ở Cẩm Thanh đã hình thành nên nghề buôn bán bằng ghe bầu, cũng từ đó cây dừa nước ở tận Nam Bộ đã được mang về bởi các thương lái ghe bầu (theo ý kiến của một số nhân chứng thì giống dừa nước được đem từ Đồng Nai, Sông Bé, Long Xuyên về). Lúc đầu người ta đem dừa về trồng để chắn sóng, chắn gió nhưng qua thời gian với nhu cầu của cuộc sống, người ta đã biết vận dụng cây dừa để làm vật che nắng, che mưa.
Nghề làm nhà tre, dừa nước ở Cẩm Thanh
Nhà dừa Cẩm Thanh - Ảnh Lệ Xuân
Nghề làm nhà tre, dừa nước ở Cẩm Thanh
Bên cạnh vật liệu là dừa nước, Cẩm Thanh trước đây là làng quê thuần Việt, với nhiều lũy tre đầu làng, vì thế tre cũng là vật liệu sẵn có tại địa phương. Ban đầu có thể chỉ là những người thợ khéo tay, kết hợp với nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương (tre và dừa) đã tự làm nên ngôi nhà cho chính gia đình mình, tiến đến tranh thủ thời gian nông nhàn nhận làm những ngôi nhà tre dừa cho những hộ trong làng, dần dần người ta đã hình thành nên phương thức làm nhà bằng tre dừa và cũng từ đó nghề làm nhà bằng tre, dừa nước đã hình thành trên mảnh đất Cẩm Thanh và lan dần sang các vùng khác như Cẩm Châu, Cẩm An, Cẩm Kim… Địa bàn hoạt động của nghề tre, dừa trước đây phân bố rải rác ở vùng Cẩm Châu, Cẩm Kim và nhất là khu vực Cẩm Thanh của thành phố Hội An. Nhưng hiện nay chỉ còn tập trung ở Cẩm Thanh, chủ yếu ở các thôn: Thanh Tam Đông, Thanh Tam Tây, Thanh Nhất, Cồn Nhàn, Thanh Nhì, Võng Nhi và một số ít hộ ở Cẩm Châu.
Theo các cụ cao tuổi có thâm niên trong nghề tại địa phương thì nghề làm nhà bằng tre, dừa ở Hội An có từ rất lâu đời, từ đời ông cố các cụ đã có dừa nước và họ đã biết làm nhà bằng dừa để ở. Theo ông Trần Bừa, năm nay 75 tuổi, ở tại thôn Thanh Tam Đông - xã Cẩm Thanh - một trong những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, hiện vẫn còn theo nghề thì từ đời ông cố ông Bừa đã trồng cây dừa nước và làm nhà để ở, tiếp đến là đời ông nội là ông Trần Văn Huynh và ông đã học nghề này từ cha ông là ông Trần Ruộng từ năm 12 tuổi và làm cho đến nay. Như vậy, có thể khẳng định nghề làm nhà bằng tre, dừa nước ở Cẩm Thanh đã có từ những năm đầu thế kỷ XIX.
Cũng theo các cụ, cách đây khoảng 60 năm ở Hội An có hàng chục hộ chuyên làm nghề sản xuất nhà tre dừa, ngoài ra còn có nhiều người có thể tự làm nhà dừa cho gia đình mình.
Cũng theo các cụ, cách đây khoảng 60 năm ở Hội An có hàng chục hộ chuyên làm nghề sản xuất nhà tre dừa, ngoài ra còn có nhiều người có thể tự làm nhà dừa cho gia đình mình.
Trải qua năm tháng tồn tại và phát triển, nghề tre dừa nước Cẩm Thanh cũng có lúc tưởng như lụi tàn, mai một do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều vật liệu xây dựng mới với giá rẻ, bền ra đời thay thế dần vật liệu làm nhà bằng tre, dừa. Bên cạnh đó đời sống của người dân ở vùng nông thôn ngày càng khá lên, nhu cầu xây dựng nhà bằng tre dừa nước ngày càng ít dần, những người làm nghề lâu năm phải chuyển sang lĩnh vực khác để tìm kế sinh sống, còn lại một số ít người duy trì nghề truyền thống. Tuy nhiên, những năm gần đây kinh tế du lịch phát triển mạnh, lượng khách tham quan đến Thành phố ngày càng đông đã tác động thúc đẩy nhiều hoạt động dịch vụ mới hình thành, nhu cầu khôi phục, xây dựng mới các ngôi nhà truyền thống, hàng quán, hàng thủ công mỹ nghệ bằng chất liệu tre dừa ngày càng nhiều, nhờ đó nghề tre dừa nước ở Cẩm Thanh đã có cơ hội, điều kiện khôi phục lại và phát triển.
Từ trước tới nay, nghề làm tre, dừa được thực hiện qua nhiều công đoạn nhưng chủ yếu làm bằng thủ công. Từ công đoạn khai thác nguyên liệu tre, dừa hoàn toàn bằng thủ công truyền thống, tiếp đến là các công đoạn làm tấm phên, ra khung sườn tre… cũng bằng đôi tay khéo léo của người thợ tài hoa. Trước đây, khi chưa có máy móc, phương tiện hiện đại như ngày nay, người thợ đều sử dụng đôi tay của mình để làm các công đoạn như khoan, đục, riếng… Nhưng hiện nay, một số công đoạn như khoan, đục lỗ… đã sử dụng máy khoan, máy tiện để thực hiện nên rút ngắn được thời gian cũng như công sức của người thợ.
Nghề làm nhà dừa hoạt động theo đơn vị hộ gia đình là chính. Các gia đình trong quá trình sản xuất có thể mượn công của nhau để làm cho kịp thời gian theo đơn đặt hàng của khách. Hiện nay, do nhu cầu làm nhà tre, dừa đang phát triển nên ở Cẩm Thanh đã hình thành một số hộ gia đình làm nhà dừa với qui mô lớn, có đăng ký giấy phép kinh doanh, như hộ ông Trần Đình Xê, ông Võ Tất Thắng ở thôn Thanh Tam Đông, hộ ông Lê Công Thắng - thôn Thanh Nhất. Các hộ này thường xuyên thuê thợ là những thanh niên trong xóm để gia công sản phẩm, dựng nhà.
Nghề làm nhà dừa hoạt động theo đơn vị hộ gia đình là chính. Các gia đình trong quá trình sản xuất có thể mượn công của nhau để làm cho kịp thời gian theo đơn đặt hàng của khách. Hiện nay, do nhu cầu làm nhà tre, dừa đang phát triển nên ở Cẩm Thanh đã hình thành một số hộ gia đình làm nhà dừa với qui mô lớn, có đăng ký giấy phép kinh doanh, như hộ ông Trần Đình Xê, ông Võ Tất Thắng ở thôn Thanh Tam Đông, hộ ông Lê Công Thắng - thôn Thanh Nhất. Các hộ này thường xuyên thuê thợ là những thanh niên trong xóm để gia công sản phẩm, dựng nhà.
Nhà dừa Cẩm Thanh - Ảnh Lệ Xuân
Từ nguyên liệu chính là tre và dừa, những người thợ đã làm ra rất nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người và sản phẩm đặc trưng đó là ngôi nhà/ hàng quán bằng tre, dừa.
Để làm được ngôi nhà dừa hoàn chỉnh, người thợ phải tiến hành nhiều công đoạn phức tạp từ khai thác các nguyên liệu cần thiết đến chế biến, chế tác các nguyên vật liệu đó thành những sản phẩm hoàn chỉnh. Nguyên liệu đầu tiên của nghề làm nhà tranh tre dừa phải kể đến đó chính là dừa nước. Mỗi năm, hai vụ vào tháng Giêng và tháng 6 âm lịch, thợ làm nhà dừa thường đến vùng dừa nước Cẩm Thanh để khai thác. Khi đốn dừa cần khoảng 2 người, một người đốn, một người kéo. Đốn dừa ở những vùng nước sâu, xa vị trí phơi dừa thợ phải dùng ghe săn (gỗ) để đốn và chuyên chở dừa. Dụng cụ đốn dừa là dao phay. Thợ đốn tất cả các tàu dừa già, chừa lại các nhánh non để nuôi tàu dừa con phát triển cho mùa sau và đốn từ ngoài rồi chuyển dần vào trong đám dừa.
Sau khi đốn dừa, người thợ tiến hành sơ chế dừa thành những vật liệu thô phục vụ sản xuất sau này theo các bước sau: Trước tiên, người thợ kéo các tàu dừa cùng cỡ chất thành từng đống, đặt tàu dừa cùng chiều rồi tiến hành xé dừa. Khi xé, người thợ đứng ở phần đuôi tàu dừa, hai tay nắm hai mép đuôi của tàu lá, xé tàu dừa thành 2 mảnh. Hai phần dừa này được gọi là hai kiến dừa, gồm kiến trái, kiến phải. Tiếp đến, người thợ thực hiện công đoạn róc lá (Công đoạn này thường được thực hiện đối với những tàu dừa lớn, có lá ngang lấy lá và cọng riêng để dùng vào các mục đích khác nhau): Người ta cầm dao phay ở tay thuận, tay kia cầm tàu dừa ở phần gốc, đưa dao róc phần lá con của tàu dừa theo chiều từ gốc về ngọn để thu được cọng và lá dừa. Phần lá được người thợ sắp lại theo cùng chiều rồi bó lại thành từng bó đem về chằm lá tấm, phần cọng được phơi riêng để dùng làm phên vách sau này. Tiếp nữa là phơi dừa theo từng kiến cùng chiều ở những khoảnh đất bằng phẳng để dừa không bị gẫy, phơi khoảng 15 nắng là khô, các thợ bó khoảng 25 cộng dừa thành một bó cho tiện khuân vác, đếm dừa. Dừa đã được phơi khô ở giai đoan này có thể đem ra sản xuất các sản phẩm cần thiết, tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những người thợ khi dừa đã được ngâm thì sẽ có độ bền tốt hơn và tránh được mối, mọt. Ngâm dừa: Dừa được ngâm ở các mương nước tại những nơi thủy triều lên xuống thường xuyên để nước rửa được rác bẩn, khi ngâm thợ thường liên kết các bó dừa lại với nhau, đồng thời phải cắm sào giữ dừa cho khỏi trôi. Phơi lại: Dừa đã ngâm được phơi lại 7 ngày, sau đó xốc các tàu dừa theo một chiều, bó cột, xỏ dây dừa ở hai đầu, rịt lại rồi chất nhiều lớp chồng lên nhau tại nơi râm mát, giữ dừa khỏi bị mục nát hoặc quắn đuôi.
Một loại nguyên liệu quan trọng khác dùng để làm nhà dừa tre là tre (dùng làm cột, kèo). Các thợ thường chọn cây tre không quá non, quá già mới đảm bảo chịu lực tốt. Thợ dừa mua tre theo từng đám ở Hội An và cả vùng thượng lưu sông Thu Bồn như Tiên Phước, Quế Sơn, Hiệp Đức, Khánh Bình... Nếu như tre được khai thác từ vùng thượng lưu sông Thu Bồn, thợ sẽ kết tre thành bè, thả theo sông Thu Bồn xuôi về Hội An hoặc chở bằng xe tải, sau đó ngâm tre từ 6 - 12 tháng nhằm chống mối mọt. Tre thường được ngâm ở các hói nước, người ta lấy bùn lấp lại, phủ dừa lên trên, sau đó, đào tre lên, rửa bùn, làm giàn chất tre.
Trước đây, bên cạnh hai nguyên liệu chính là dừa và tre thì mây được sử dụng để cột. Mây được những người đi núi ở phía Tây Quảng Nam và Cù Lao Chàm - Hội An mang về bán tại chợ Hội An. Người thợ mua về vót để làm những công việc cần thiết. Nhưng ngày nay, nguyên liệu may hầu như không còn được sử dụng nữa, mà thay vào đó là cước hoặc dây ni lông…
Thành phần cần thiết xây dựng nhà dừa gồm có tấm lợp bằng tranh (lá dừa), phên, bức phong, bức quả, các loại cửa, cột, đòn tay, đòn đông, vì kèo tre.
Ngôi nhà dừa tỏ ra ưu thế hơn các loại nhà được làm bằng các vật liệu đơn giản khác. Độ bền của loại nhà này có thể từ 15 đến 20 năm, giá thành sản xuất lại rẻ, hơn nữa với ưu thế về mùa hè thì mát mẻ, mùa đông thì ấm áp nên hiện nay được người tiêu dùng lựa chọn làm các hàng quán (nhà hàng, café, resort, dù biển, laphông bằng cọng dừa, áp tường…). Chính vì vậy, sản phẩm tre, dừa Cẩm Thanh không những được người địa phương ưa chuộng mà còn được khách hàng ở Đà Nẵng, Huế, Tam Kỳ, Quảng Ngãi đặt hàng, có khi đến tận Buôn Mê Thuột, Quảng Ninh, Hải Phòng…. Sản phẩm của nghề ngày càng mới, đa dạng như nhà Rông, Gươl, nhà sàn lục giác... để đáp ứng nhu cầu các cơ sở dịch vụ, du lịch trong và ngoài tỉnh.
Từ nguyên liệu bằng tre, dừa nước, trước đây người ta chủ yếu làm thành ngôi nhà để ở nhưng hiện nay cũng từ những nguyên liệu đó, các thợ lành nghề ở địa phương đã biết sáng tạo ra nhiều mẫu mã phục vụ nhu cầu thị hiếu của khách hàng như: bàn, ghế, giường, tủ, kệ, salon hoàn toàn bằng gốc tre, các vật dụng trang trí mỹ thuật như vỏ đựng chai rượu, các loại đèn ngủ… tất cả bằng tre rất độc đáo, góp phần đa dạng thêm các sản phẩm du lịch của nghề tre, dừa nói riêng của Hội An nói chung. Cũng từ đó, tạo nên một nghề tương đối ổn định về thu nhập cho người lao động.
Từ những nguyên vật liệu dân dã, sẵn có, người dân địa phương đã biết khai thác làm nhà để ở và cũng từ đó, tạo nên một nghề truyền thống của địa phương đã được duy trì, tồn tại qua mấy thế kỷ. Với những tri thức, kinh nghiệm trong quá trình hành nghề đã tạo nên di sản văn hoá phi vật thể đặc trưng của địa phương nói riêng của Hội An nói chung.
Nghề làm nhà tre, dừa nước đã tạo công ăn việc làm cho người lao động và xóa đói, giảm nghèo tại địa phương, góp phần thiết thực cho sự bền vững để phát triển kinh tế - xã hội. Mức thu nhập từ 170.000đ - 200.000đ/ngày công mỗi thợ là tương đối ổn định cho người tham gia thực hiện nghề này. Đồng thời, với nhiều sản phẩm đa dạng, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng nên hàng ngày nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng cao.
Sự tồn tại song song của nghề tre, dừa nước cùng với hệ sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu đã tạo nên một không gian văn hoá thu hút du khách trong và ngoài nước đến nghiên cứu, tham quan, thưởng lãm.
Nghề tre, dừa nước Cẩm Thanh là một nghề thủ công truyền thống, thuộc đối tượng phi vật thể của Hội An cần được nhận diện để bảo tồn, phát huy. Hiện tại, nghề này đã được Cục Sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Vì thế, đã có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể tre dừa Cẩm Thanh. Bên cạnh đó là đề án quy hoạch chi tiết Trung tâm làng nghề tre, dừa nước Cẩm Thanh (Địa điểm xây dựng, thôn Thanh Tam Đông xã Cẩm Thanh). Đây là một trong những biện pháp, cơ sở để bảo tồn, phát huy tốt nghề này trong tương lai, khẳng định được thương hiệu tre, dừa của Cẩm Thanh, Hội An.
Vì thế, cần phải tăng cường hơn nữa việc xây dựng những tài liệu để quảng bá, giới thiệu về nghề tre, dừa Cẩm Thanh. Tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề liên quan về lịch sử của nghề. Tuyên truyền, vận động để những cá nhân liên quan gìn giữ những kinh nghiệm, kỹ thuật, phương tiện, vật liệu truyền thống nhằm đảm bảo tính nguyên gốc và quy trình thực hành, chất lượng sản phẩm của nghề.
Đề nghị các cấp chính quyền có chính sách quan tâm đầu tư mở rộng quảng bá di sản văn hóa nghề và sản phẩm nghề kết hợp với phát triển du lịch và tiêu thụ sản phẩm./.
Để làm được ngôi nhà dừa hoàn chỉnh, người thợ phải tiến hành nhiều công đoạn phức tạp từ khai thác các nguyên liệu cần thiết đến chế biến, chế tác các nguyên vật liệu đó thành những sản phẩm hoàn chỉnh. Nguyên liệu đầu tiên của nghề làm nhà tranh tre dừa phải kể đến đó chính là dừa nước. Mỗi năm, hai vụ vào tháng Giêng và tháng 6 âm lịch, thợ làm nhà dừa thường đến vùng dừa nước Cẩm Thanh để khai thác. Khi đốn dừa cần khoảng 2 người, một người đốn, một người kéo. Đốn dừa ở những vùng nước sâu, xa vị trí phơi dừa thợ phải dùng ghe săn (gỗ) để đốn và chuyên chở dừa. Dụng cụ đốn dừa là dao phay. Thợ đốn tất cả các tàu dừa già, chừa lại các nhánh non để nuôi tàu dừa con phát triển cho mùa sau và đốn từ ngoài rồi chuyển dần vào trong đám dừa.
Sau khi đốn dừa, người thợ tiến hành sơ chế dừa thành những vật liệu thô phục vụ sản xuất sau này theo các bước sau: Trước tiên, người thợ kéo các tàu dừa cùng cỡ chất thành từng đống, đặt tàu dừa cùng chiều rồi tiến hành xé dừa. Khi xé, người thợ đứng ở phần đuôi tàu dừa, hai tay nắm hai mép đuôi của tàu lá, xé tàu dừa thành 2 mảnh. Hai phần dừa này được gọi là hai kiến dừa, gồm kiến trái, kiến phải. Tiếp đến, người thợ thực hiện công đoạn róc lá (Công đoạn này thường được thực hiện đối với những tàu dừa lớn, có lá ngang lấy lá và cọng riêng để dùng vào các mục đích khác nhau): Người ta cầm dao phay ở tay thuận, tay kia cầm tàu dừa ở phần gốc, đưa dao róc phần lá con của tàu dừa theo chiều từ gốc về ngọn để thu được cọng và lá dừa. Phần lá được người thợ sắp lại theo cùng chiều rồi bó lại thành từng bó đem về chằm lá tấm, phần cọng được phơi riêng để dùng làm phên vách sau này. Tiếp nữa là phơi dừa theo từng kiến cùng chiều ở những khoảnh đất bằng phẳng để dừa không bị gẫy, phơi khoảng 15 nắng là khô, các thợ bó khoảng 25 cộng dừa thành một bó cho tiện khuân vác, đếm dừa. Dừa đã được phơi khô ở giai đoan này có thể đem ra sản xuất các sản phẩm cần thiết, tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những người thợ khi dừa đã được ngâm thì sẽ có độ bền tốt hơn và tránh được mối, mọt. Ngâm dừa: Dừa được ngâm ở các mương nước tại những nơi thủy triều lên xuống thường xuyên để nước rửa được rác bẩn, khi ngâm thợ thường liên kết các bó dừa lại với nhau, đồng thời phải cắm sào giữ dừa cho khỏi trôi. Phơi lại: Dừa đã ngâm được phơi lại 7 ngày, sau đó xốc các tàu dừa theo một chiều, bó cột, xỏ dây dừa ở hai đầu, rịt lại rồi chất nhiều lớp chồng lên nhau tại nơi râm mát, giữ dừa khỏi bị mục nát hoặc quắn đuôi.
Một loại nguyên liệu quan trọng khác dùng để làm nhà dừa tre là tre (dùng làm cột, kèo). Các thợ thường chọn cây tre không quá non, quá già mới đảm bảo chịu lực tốt. Thợ dừa mua tre theo từng đám ở Hội An và cả vùng thượng lưu sông Thu Bồn như Tiên Phước, Quế Sơn, Hiệp Đức, Khánh Bình... Nếu như tre được khai thác từ vùng thượng lưu sông Thu Bồn, thợ sẽ kết tre thành bè, thả theo sông Thu Bồn xuôi về Hội An hoặc chở bằng xe tải, sau đó ngâm tre từ 6 - 12 tháng nhằm chống mối mọt. Tre thường được ngâm ở các hói nước, người ta lấy bùn lấp lại, phủ dừa lên trên, sau đó, đào tre lên, rửa bùn, làm giàn chất tre.
Trước đây, bên cạnh hai nguyên liệu chính là dừa và tre thì mây được sử dụng để cột. Mây được những người đi núi ở phía Tây Quảng Nam và Cù Lao Chàm - Hội An mang về bán tại chợ Hội An. Người thợ mua về vót để làm những công việc cần thiết. Nhưng ngày nay, nguyên liệu may hầu như không còn được sử dụng nữa, mà thay vào đó là cước hoặc dây ni lông…
Thành phần cần thiết xây dựng nhà dừa gồm có tấm lợp bằng tranh (lá dừa), phên, bức phong, bức quả, các loại cửa, cột, đòn tay, đòn đông, vì kèo tre.
Ngôi nhà dừa tỏ ra ưu thế hơn các loại nhà được làm bằng các vật liệu đơn giản khác. Độ bền của loại nhà này có thể từ 15 đến 20 năm, giá thành sản xuất lại rẻ, hơn nữa với ưu thế về mùa hè thì mát mẻ, mùa đông thì ấm áp nên hiện nay được người tiêu dùng lựa chọn làm các hàng quán (nhà hàng, café, resort, dù biển, laphông bằng cọng dừa, áp tường…). Chính vì vậy, sản phẩm tre, dừa Cẩm Thanh không những được người địa phương ưa chuộng mà còn được khách hàng ở Đà Nẵng, Huế, Tam Kỳ, Quảng Ngãi đặt hàng, có khi đến tận Buôn Mê Thuột, Quảng Ninh, Hải Phòng…. Sản phẩm của nghề ngày càng mới, đa dạng như nhà Rông, Gươl, nhà sàn lục giác... để đáp ứng nhu cầu các cơ sở dịch vụ, du lịch trong và ngoài tỉnh.
Từ nguyên liệu bằng tre, dừa nước, trước đây người ta chủ yếu làm thành ngôi nhà để ở nhưng hiện nay cũng từ những nguyên liệu đó, các thợ lành nghề ở địa phương đã biết sáng tạo ra nhiều mẫu mã phục vụ nhu cầu thị hiếu của khách hàng như: bàn, ghế, giường, tủ, kệ, salon hoàn toàn bằng gốc tre, các vật dụng trang trí mỹ thuật như vỏ đựng chai rượu, các loại đèn ngủ… tất cả bằng tre rất độc đáo, góp phần đa dạng thêm các sản phẩm du lịch của nghề tre, dừa nói riêng của Hội An nói chung. Cũng từ đó, tạo nên một nghề tương đối ổn định về thu nhập cho người lao động.
Từ những nguyên vật liệu dân dã, sẵn có, người dân địa phương đã biết khai thác làm nhà để ở và cũng từ đó, tạo nên một nghề truyền thống của địa phương đã được duy trì, tồn tại qua mấy thế kỷ. Với những tri thức, kinh nghiệm trong quá trình hành nghề đã tạo nên di sản văn hoá phi vật thể đặc trưng của địa phương nói riêng của Hội An nói chung.
Nghề làm nhà tre, dừa nước đã tạo công ăn việc làm cho người lao động và xóa đói, giảm nghèo tại địa phương, góp phần thiết thực cho sự bền vững để phát triển kinh tế - xã hội. Mức thu nhập từ 170.000đ - 200.000đ/ngày công mỗi thợ là tương đối ổn định cho người tham gia thực hiện nghề này. Đồng thời, với nhiều sản phẩm đa dạng, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng nên hàng ngày nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng cao.
Sự tồn tại song song của nghề tre, dừa nước cùng với hệ sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu đã tạo nên một không gian văn hoá thu hút du khách trong và ngoài nước đến nghiên cứu, tham quan, thưởng lãm.
Nghề tre, dừa nước Cẩm Thanh là một nghề thủ công truyền thống, thuộc đối tượng phi vật thể của Hội An cần được nhận diện để bảo tồn, phát huy. Hiện tại, nghề này đã được Cục Sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Vì thế, đã có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể tre dừa Cẩm Thanh. Bên cạnh đó là đề án quy hoạch chi tiết Trung tâm làng nghề tre, dừa nước Cẩm Thanh (Địa điểm xây dựng, thôn Thanh Tam Đông xã Cẩm Thanh). Đây là một trong những biện pháp, cơ sở để bảo tồn, phát huy tốt nghề này trong tương lai, khẳng định được thương hiệu tre, dừa của Cẩm Thanh, Hội An.
Vì thế, cần phải tăng cường hơn nữa việc xây dựng những tài liệu để quảng bá, giới thiệu về nghề tre, dừa Cẩm Thanh. Tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề liên quan về lịch sử của nghề. Tuyên truyền, vận động để những cá nhân liên quan gìn giữ những kinh nghiệm, kỹ thuật, phương tiện, vật liệu truyền thống nhằm đảm bảo tính nguyên gốc và quy trình thực hành, chất lượng sản phẩm của nghề.
Đề nghị các cấp chính quyền có chính sách quan tâm đầu tư mở rộng quảng bá di sản văn hóa nghề và sản phẩm nghề kết hợp với phát triển du lịch và tiêu thụ sản phẩm./.
Tác giả bài viết: Lệ Xuân
Nguồn tin: Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An