NGƯỜI HOA TRÊN HÀNH TRÌNH NHẬP CƯ Ở HỘI AN
- Thứ năm - 19/07/2012 22:38
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Người Hoa ở Hội An là một bộ phận cư dân quan trọng đứng thứ 2 (sau người Việt) đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cho thương cảng quốc tế Hội An phát triển và đóng vai trò rất lớn đối với quá trình hình thành sắc thái văn hóa của khối cộng đồng cư dân Hội An trong lịch sử.
Hội quán Phước Kiến
Tuy nhiên, cho đến nay mặc dù nghiên cứu về quá trình di dân, định cư của nhóm cư dân này đã được các tác giả đi trước như Trần Kinh Hòa, Nguyễn Thiệu Lâu, Đào Trinh Nhất hoặc “Tam Bảo Minh Hương” khảo cứu với khá nhiều tư liệu quý nhưng cũng còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng.
Thực ra, di dân đến những “miền quê mới” trên thế giới nói chung, đặc biệt ở Đông Nam Á và ở Việt Nam nói riêng là hiện tượng phổ biến, khá mạnh mẽ của người Trung Hoa. Nó có lịch sử lâu dài, thường xuyên và được xuất phát do hoạt động thương mại, do hoàn cảnh kinh tế (bởi: thiên tai hoặc chiến tranh gây ra) hoặc gắn với quá trình xâm lược (theo chính sách “Mã lưu nhân”) của các hoàng đế Trung Hoa hoặc mỗi khi đất nước này có biến động chính trị.
Ở Hội An, xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản như chúng tôi đã trình bày (ở mục II - 1) về bối cảnh quốc tế (Đông, Tây) khu vực (Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản) và trong nước (Việt Nam), thì từ cuối thế kỷ XVI, nhiều thương nhân Trung Quốc đã đến xứ Quảng - Đàng Trong và tập trung chủ yếu tại Hội An để trao đổi buôn bán. Mặt khác do chế độ gió mùa các thương nhân Trung Hoa phải “lưu đông”, lấy vợ Việt làm cơ sở lưu trú, buôn bán lâu dài và được phép của các chúa Nguyễn - Đàng Trong họ đã tụ cư, lập phố. “Đường nhân phố” (cùng với “Nhật Bản phố” của thương nhân Nhật Bản). Như vậy, vào đầu thế kỷ XVII, một tổ chức xã hội của cộng đồng người Hoa đầu tiên ở Hội An được hình thành với nguyên nhân nhập cư cơ bản xuất phát từ hoạt động kinh tế (thương nghiệp). Sự kiện này được khẳng định bởi nhiều nguồn tư liệu, đáng lưu ý là ghi chép của C. Borri năm 1618: “Vì cho tiện việc hội chợ, chúa Nguyễn đã cho phép người Trung Quốc và Nhật Bản làm nhà cửa theo tỷ lệ với số người của họ để dựng lên một đô thị. Đô thị này gọi là Faifo và nó khá lớn. Chúng ta có thể nói có hai thành phố, một của Trung Quốc, một của Nhật Bản. Họ sống riêng biệt đặt quan cai trị riêng và theo phong tục tập quán của mỗi nước” [25,92]
Hội quán Triều Châu
Cũng vào đầu thế kỷ XVII, triều đình nhà Minh (Trung Quốc) đã đến giai đoạn suy tàn, nạn quan lại đua nhau nhũng nhiễu khắp nơi. Vì vậy phong trào nông dân khởi nghĩa liên tiếp xảy ra. Trước tình cảnh này, thương nhân, thợ thủ công và cả nông dân Trung Quốc ồ ạt đi tìm con đường “tha phương cầu thực” chủ yếu ở phương Nam, trong đó có Hội An - nơi đây vốn đã có người Hoa cư trú. Tiếp theo là sự thất bại của triều đình nhà Minh trước sự xâm chiếm của người Mãn Thanh. “Người Nhà Minh” bất phục nhà Thanh đã kéo theo cả bộ thuộc ra di tạo nên một làn sóng di cư mạnh mẽ khác bao gồm các “thần dân” nhà Minh (di thần) và quan lại triều đình Nhà minh (cựu thần) xuống phương Nam, Hội An cũng là điểm dừng chân quan trọng của đoàn người di cư tránh nạn này. Đây là làn sóng di cư lớn thứ hai của cư dân Trung Hoa đến Hội An xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế và biến động chính trị. Với sự tiếp tục gia nhập mạnh mẽ của nhóm "di cư" mới và xuất phát từ nguyện vọng của một bộ phận di dân người Hoa cơ bản là các "di thần", "cựu thần" nhà Minh và những người do nhiều hoàn cảnh đã quyết định lưu trú vĩnh viễn ở Hội An - Đàng Trong Việt Nam, mặt khác được phép của các Chúa Nguyễn: Cho tập hợp, lập làng, cư trú ổn định như những làng xã - thần dân của chúa Nguyễn Đàng Trong. Các yếu tố này đã thúc đẩy nhanh sự hình thành tổ chức "Minh Hương xã " ở Hội An vào khoảng nửa sau thế kỷ XVII. Cần phải nói rằng: Nên phân biệt giữa tổ chức Minh Hương xã với tổ chức "các Bang" của kiều cư người Hoa ở Hội An. Thực chất bên cạnh tổ chức Minh Hương xã còn có tổ chức của các kiều cư người Hoa do cư trú không ổn định hoặc nhiều lý do khác về thế lực kinh tế, chính trị họ đã không nhập quốc tịch Việt Nam, nghĩa là không nhập vào Minh Hương xã mà họ tổ chức riêng trong " Dương Thương Hội Quán" (hay Trung Hoa Hội Quán). Sau này do sự phát triển ngày càng đông người từ các tỉnh ở Trung Quốc sang cư trú mà đã hình thành nên các Bang riêng gồm 5 Bang: Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia ứng. Nhưng vẫn trên cơ sở duy trì tổ chức điều hành chung là Dương Thương Hội Quán - Trung Hoa Hội Quán hay còn gọi tắt là Ngũ Bang (5 Bang). Sau những làn sóng di cư chính ở trên, còn có các đợt di cư khác của người Trung Hoa đến Hội An trong các thế kỷ tiếp theo:
Tuy nhiên, cho đến nay mặc dù nghiên cứu về quá trình di dân, định cư của nhóm cư dân này đã được các tác giả đi trước như Trần Kinh Hòa, Nguyễn Thiệu Lâu, Đào Trinh Nhất hoặc “Tam Bảo Minh Hương” khảo cứu với khá nhiều tư liệu quý nhưng cũng còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng.
Thực ra, di dân đến những “miền quê mới” trên thế giới nói chung, đặc biệt ở Đông Nam Á và ở Việt Nam nói riêng là hiện tượng phổ biến, khá mạnh mẽ của người Trung Hoa. Nó có lịch sử lâu dài, thường xuyên và được xuất phát do hoạt động thương mại, do hoàn cảnh kinh tế (bởi: thiên tai hoặc chiến tranh gây ra) hoặc gắn với quá trình xâm lược (theo chính sách “Mã lưu nhân”) của các hoàng đế Trung Hoa hoặc mỗi khi đất nước này có biến động chính trị.
Ở Hội An, xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản như chúng tôi đã trình bày (ở mục II - 1) về bối cảnh quốc tế (Đông, Tây) khu vực (Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản) và trong nước (Việt Nam), thì từ cuối thế kỷ XVI, nhiều thương nhân Trung Quốc đã đến xứ Quảng - Đàng Trong và tập trung chủ yếu tại Hội An để trao đổi buôn bán. Mặt khác do chế độ gió mùa các thương nhân Trung Hoa phải “lưu đông”, lấy vợ Việt làm cơ sở lưu trú, buôn bán lâu dài và được phép của các chúa Nguyễn - Đàng Trong họ đã tụ cư, lập phố. “Đường nhân phố” (cùng với “Nhật Bản phố” của thương nhân Nhật Bản). Như vậy, vào đầu thế kỷ XVII, một tổ chức xã hội của cộng đồng người Hoa đầu tiên ở Hội An được hình thành với nguyên nhân nhập cư cơ bản xuất phát từ hoạt động kinh tế (thương nghiệp). Sự kiện này được khẳng định bởi nhiều nguồn tư liệu, đáng lưu ý là ghi chép của C. Borri năm 1618: “Vì cho tiện việc hội chợ, chúa Nguyễn đã cho phép người Trung Quốc và Nhật Bản làm nhà cửa theo tỷ lệ với số người của họ để dựng lên một đô thị. Đô thị này gọi là Faifo và nó khá lớn. Chúng ta có thể nói có hai thành phố, một của Trung Quốc, một của Nhật Bản. Họ sống riêng biệt đặt quan cai trị riêng và theo phong tục tập quán của mỗi nước” [25,92]
Hội quán Triều Châu
Cũng vào đầu thế kỷ XVII, triều đình nhà Minh (Trung Quốc) đã đến giai đoạn suy tàn, nạn quan lại đua nhau nhũng nhiễu khắp nơi. Vì vậy phong trào nông dân khởi nghĩa liên tiếp xảy ra. Trước tình cảnh này, thương nhân, thợ thủ công và cả nông dân Trung Quốc ồ ạt đi tìm con đường “tha phương cầu thực” chủ yếu ở phương Nam, trong đó có Hội An - nơi đây vốn đã có người Hoa cư trú. Tiếp theo là sự thất bại của triều đình nhà Minh trước sự xâm chiếm của người Mãn Thanh. “Người Nhà Minh” bất phục nhà Thanh đã kéo theo cả bộ thuộc ra di tạo nên một làn sóng di cư mạnh mẽ khác bao gồm các “thần dân” nhà Minh (di thần) và quan lại triều đình Nhà minh (cựu thần) xuống phương Nam, Hội An cũng là điểm dừng chân quan trọng của đoàn người di cư tránh nạn này. Đây là làn sóng di cư lớn thứ hai của cư dân Trung Hoa đến Hội An xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế và biến động chính trị. Với sự tiếp tục gia nhập mạnh mẽ của nhóm "di cư" mới và xuất phát từ nguyện vọng của một bộ phận di dân người Hoa cơ bản là các "di thần", "cựu thần" nhà Minh và những người do nhiều hoàn cảnh đã quyết định lưu trú vĩnh viễn ở Hội An - Đàng Trong Việt Nam, mặt khác được phép của các Chúa Nguyễn: Cho tập hợp, lập làng, cư trú ổn định như những làng xã - thần dân của chúa Nguyễn Đàng Trong. Các yếu tố này đã thúc đẩy nhanh sự hình thành tổ chức "Minh Hương xã " ở Hội An vào khoảng nửa sau thế kỷ XVII. Cần phải nói rằng: Nên phân biệt giữa tổ chức Minh Hương xã với tổ chức "các Bang" của kiều cư người Hoa ở Hội An. Thực chất bên cạnh tổ chức Minh Hương xã còn có tổ chức của các kiều cư người Hoa do cư trú không ổn định hoặc nhiều lý do khác về thế lực kinh tế, chính trị họ đã không nhập quốc tịch Việt Nam, nghĩa là không nhập vào Minh Hương xã mà họ tổ chức riêng trong " Dương Thương Hội Quán" (hay Trung Hoa Hội Quán). Sau này do sự phát triển ngày càng đông người từ các tỉnh ở Trung Quốc sang cư trú mà đã hình thành nên các Bang riêng gồm 5 Bang: Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia ứng. Nhưng vẫn trên cơ sở duy trì tổ chức điều hành chung là Dương Thương Hội Quán - Trung Hoa Hội Quán hay còn gọi tắt là Ngũ Bang (5 Bang). Sau những làn sóng di cư chính ở trên, còn có các đợt di cư khác của người Trung Hoa đến Hội An trong các thế kỷ tiếp theo:
- 1715: Đợt di dân ào ạt của người Minh dưới sự chỉ huy của Mạc Cửu;
- 1840: Sau thất bại bởi chiến tranh nha phiến của nhà Thanh;
- 1851: Sau phong trào Thái Bình Thiên Quốc thất bại;
- 1911: Sau cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.
- 1840: Sau thất bại bởi chiến tranh nha phiến của nhà Thanh;
- 1851: Sau phong trào Thái Bình Thiên Quốc thất bại;
- 1911: Sau cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.
Tác giả bài viết: Nguyễn Chí Trung