Vị tướng giữa đời thường
- Thứ tư - 11/07/2012 11:04
- In ra
- Đóng cửa sổ này
ANTĐ - Tôi may mắn được gặp Trung tướng Lê Ngọc Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL Bộ Công an giữa đời thường trong lần cùng đoàn công tác xã hội tình nghĩa của Báo ANTĐ về Quảng Nam khám chữa bệnh cho người dân xã Cẩm Thanh, TP Hội An. Cuộc gặp diễn ra trên chính mảnh đất quê hương nơi ông đã gắn bó cả nửa cuộc đời trước khi chuyển ra Hà Nội. May mắn hơn bởi cũng trong lần gặp ấy, tôi được biết một góc khác về ông, được thấy tâm hồn nghệ sĩ toát lên đằng sau vẻ ngoài giản dị và nghiêm nghị của một vị tướng…
Tuổi thơ can trường...
Trung tướng Lê Ngọc Nam bình dị khi chuyện trò với người dân quê
Trung tướng Lê Ngọc Nam bình dị khi chuyện trò với người dân quê
Xứ Cẩm Thanh cũng như bao vùng quê khác ở dải đất miền Trung, mưa xối rát mặt, nắng dội cháy da. Nhưng lạ thay dọc khắp các con đường dẫn về đầu thôn cuối xã, những rặng dừa nước nằm ven triền sông cứ rủ nhau kiêu hãnh vươn cao, xanh tít tắp. Người ta bảo dừa nước là biểu tượng sống của Cẩm Thanh, dù là trong gian khổ đạn bom ác liệt thời chiến bị giặc đốn ngã xác xơ trơ trụi hay sự khốc liệt của mưa nguồn nắng lửa vậy mà vẫn vươn xanh và vươn cao che chở cho cán bộ, bộ đội, du kích ngày đêm hoạt động. Câu chuyện về sức sống bền bỉ lạ lùng của cây dừa nước đó cũng kỳ diệu như câu chuyện mà tôi được biết từ những người dân Cẩm Thanh kể về ông.
Ngày ấy khi mới chỉ ở độ tuổi lên 10, cậu bé Lê Ngọc Nam đã âm thầm tham gia cách mạng. Ngôi nhà nơi ông sinh ra và lớn lên cũng chính là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng chủ chốt của tỉnh Quảng Đà lúc bấy giờ, trong đó có những cái tên mà kể ra cũng đủ làm kẻ thù khiếp sợ như Anh hùng LLVTND Phan Ngọc Nhân - Đội trưởng Đội Trinh sát an ninh vũ trang Quảng Đà, người đã tham gia chiến đấu gần 100 trận đánh, tiêu diệt và làm bị thương hàng trăm tên giặc mà phần lớn đều là những tên ác ôn sừng sỏ nhất. Hay Anh hùng LLVTND Võ Như Ngọc - trinh sát vũ trang Quảng Đà từng dọc ngang sông nước chiến đấu vang dội chiến công. Khoảng sân phía trước căn nhà, ngay dưới gốc cây thiên tuế là nơi chiếc hầm bí mật được đào sâu trong lòng đất để nuôi giấu các chiến sĩ An ninh tỉnh Quảng Đà mà ông được giao nhiệm vụ đậy nắp hầm mỗi khi địch lùng sục đến.
Hẳn là mạo hiểm khi giao phó mạng sống vào tay một cậu bé như thế. Song sự mạo hiểm này không phải không có căn cứ, phần vì cả gia đình dòng họ ông đều có truyền thống hoạt động cách mạng, phần còn bởi khi ấy dù mới 10 tuổi nhưng ông đã khảng khái đưa ra sự lựa chọn “không đứng giữa” 2 con đường - một là ở vùng địch theo Mỹ, ngụy, hai là tham gia cùng cách mạng, chiến đấu trả mối thù cha ông bị giặc giết hại. Nhớ lại, ông bảo ngày đó chẳng ai nghĩ mình đi theo cách mạng chiến đấu sẽ còn sống và lên chức này chức nọ, bạn bè cùng trang lứa với ông đều hy sinh khi còn rất trẻ, chưa có ai vượt qua tuổi 20... Cũng bởi thế nên lúc bấy giờ ông tự nhủ nếu một ngày nào đó đến lượt mình phải “ra đi” thì ông sẽ ra đi một cách thanh thản vì sự nghiệp giải phóng quê hương, thống nhất đất nước, như tấm gương người cha. Ông vẫn nhớ như in lời dặn dò của mẹ lúc bấy giờ: “Công việc con làm rất nguy hiểm, nếu bị địch bắt, tra tấn thì cắn răng chịu chết chứ dứt khoát không được khai” và cả những lời căn dặn về lòng trung thành tuyệt đối lẫn ý chí kiên cường từ chú cán bộ lãnh đạo cách mạng ở địa phương. Thế nên mỗi lần bị địch gọi lại hỏi han, mua chuộc lẫn dọa nạt, ông đều một mực lắc đầu không biết.
Năm 1964, mới lên 11 tuổi, ông bắt đầu tham gia liên lạc bí mật với việc mang tài liệu chỉ thị mệnh lệnh từ cấp trên đến từng cơ sở hoạt động cách mạng ở Cẩm Thanh, Hội An. Nhiệm vụ này rất nguy hiểm, ranh giới sống còn thậm chí còn mong manh hơn việc đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ trong nhà, ông hiểu và cũng biết rất rõ rằng nếu bị lộ ra thì hậu quả khôn lường, nào đánh đập tù đày, nào chết chóc, nào bị bỏ bao tải thả trôi sông, nhưng ông nói sợ nhất là bọn địch lần tìm ra mạng lưới hoạt động bí mật của ta trong vùng địch chiếm. Đến năm 14 tuổi thì ông thoát ly gia đình, được giao nhiệm vụ làm giao liên ở văn phòng Thị ủy Hội An, đi giữa vùng địch vùng ta, bị địch thường xuyên càn quét, lùng sục, đạn bom ác liệt... Có những lúc chuyển tài liệu “hỏa tốc” ông phải vượt sông Thu Bồn trong lúc tàu giặc đang tuần tra rất gắt gao. Chẳng hiểu sao khi được nghe câu chuyện kể về ông, tôi cứ hình dung đến mấy câu thơ trong bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu: “Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo/Thư đề “Thượng khẩn“/Sợ chi hiểm nghèo?...”.
Hồn thơ trong người chiến sĩ...
Cũng trong lần về Cẩm Thanh, tôi có cơ duyên được nghe các ca sĩ và nhạc sĩ Nguyễn Đình Thậm - Giám đốc Nhà hát TP Đà Nẵng ôm đàn hát những ca khúc về xứ Quảng quê mình, về tình cảm đồng chí đồng đội thiêng liêng và cả những bài ca nồng nàn về tình yêu đôi lứa. Tôi đã ngạc nhiên khi biết những giai điệu xúc động và mượt mà ấy lại được phổ từ những vần thơ do chính Trung tướng Lê Ngọc Nam sáng tác. Cũng từng đi qua thời chiến chinh, từng trải qua vui buồn đời lính nhưng vị nhạc sĩ tài hoa bắt gặp ở vị tướng ấy sự đồng điệu không chỉ ở tình đồng đội, đồng chí mà còn cả tâm hồn đầy chất thơ của người nghệ sĩ.
Một trong số những sáng tác đó là bài hát “Đêm Mê Kông”. Được biết, Trung tướng Lê Ngọc Nam khi đang làm nhiệm vụ bên dòng sông Mê Kông ở nước bạn Lào, bất chợt nghe thấy giọng hát của một người con gái đất Quảng cất lên một sáng tác của bạn mình là nhạc sĩ Minh Đức. Cảm động vì được nghe lại chất giọng thân thương của người dân quê mình khi sống xa quê hương đất nước, trở về ông ghi lại ngay cảm xúc ấy bằng những vần thơ mà sau này được chính nhạc sĩ Minh Đức phổ nhạc thành ca khúc “Đêm Mê Kông”: “Bao năm rồi hỡi em gái nhỏ/ Xa mẹ hiền và sông nước quê hương/Hãy hát lên em cho vơi nỗi nhớ/ Hát nữa đi em bài tình ca đất Quảng/ Cho người đi trăm ngả nhớ về quê hương...”.
Có lần ông đọc cho nhạc sĩ Đình Thậm nghe bài thơ sau lần trở về từ chuyến đi đón các hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam còn nằm lại bên Lào. “Đón các anh về”: “Hơn hai mươi năm xin đón các anh về/ Ước mong bấy lâu nay mới trọn câu thề/ Về với quê mình trăm mến ngàn thương/ Về với quê hương cho mẹ già vơi nỗi nhớ/ Các anh ơi xin đón các anh về...”. Lần đầu nghe những câu thơ này, nhạc sĩ Đình Thậm đã khóc vì nhớ lại những người đồng đội của mình đã nằm xuống nơi chiến trận và ngay khi ấy, ông quyết định phổ nhạc bài thơ này thành ca khúc. Có lẽ khi tìm thấy sự đồng điệu, người ta dễ chia sẻ với nhau.
Và bởi thế mà trong mắt vị nhạc sĩ tài hoa xứ Quảng, người bạn Lê Ngọc Nam không chỉ là một chiến sĩ, một người bằng hữu có tính cách vô tư như giọt nước, mà còn là một thi sĩ, người đặc biệt rất dễ xúc động mỗi khi bộc bạch nỗi niềm về quê hương, gia đình và đồng đội.
Với Trung tướng Lê Ngọc Nam, dù ông viết hàng trăm bài thơ trong đó có hàng chục bài thơ của ông được nhiều nhạc sĩ cả ngoài Bắc, trong Nam phổ nhạc, nhiều người gọi ông là nhà thơ, trong đó có cả những nhà thơ thực thụ, nhưng ông một mực tự nhận mình không phải nhà thơ mà chỉ là “nhà lính”. Nhà thơ Phạm Tiến Duật lúc còn sống cũng rất quý ông và từng bảo ông đưa những sáng tác thơ của mình để biên soạn lại rồi cho in nhưng ông lắc đầu từ chối. Ông bảo ông sáng tác chỉ với mong muốn ghi lại những cảm xúc chân thật của mình để rồi khi nào ngồi lại với anh em bạn bè thì đọc để mọi người cùng nghe trong những lúc vui buồn. Từng đi qua chiến tranh, thấm tháp nhiều đau thương mất mát, khi được sống giữa thời bình, hơn lúc nào hết ông tìm thấy sự sẻ chia ở những vần thơ.
Ông nói rằng, đến giờ thi thoảng trong những giấc mơ, ông thấy mình đang cầm súng lao về phía trước, vượt qua đạn bom khốc liệt trên đường giao liên bị Mỹ, ngụy bủa vây. Lúc giật mình tỉnh giấc, quá khứ và hiện tại cứ dồn nén tâm hồn ông. Từng gương mặt người thân, đồng đội, bạn bè năm xưa lại đau đáu hiện về... Hình như cũng trong giấc mơ, ông thấy rưng rưng khi nghe lại những giai điệu về quê hương, đồng đội và những người bạn thuở thiếu thời... Xin được mượn lời nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã nói về ông, một vị tướng mà tôi đã gặp giữa đời thường với biết bao sự cảm phục và cả những điều bất ngờ thú vị: “Có người lính một đời trận mạc/ Mà vẫn đi tìm câu hát lý thương nhau”...
Ngày ấy khi mới chỉ ở độ tuổi lên 10, cậu bé Lê Ngọc Nam đã âm thầm tham gia cách mạng. Ngôi nhà nơi ông sinh ra và lớn lên cũng chính là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng chủ chốt của tỉnh Quảng Đà lúc bấy giờ, trong đó có những cái tên mà kể ra cũng đủ làm kẻ thù khiếp sợ như Anh hùng LLVTND Phan Ngọc Nhân - Đội trưởng Đội Trinh sát an ninh vũ trang Quảng Đà, người đã tham gia chiến đấu gần 100 trận đánh, tiêu diệt và làm bị thương hàng trăm tên giặc mà phần lớn đều là những tên ác ôn sừng sỏ nhất. Hay Anh hùng LLVTND Võ Như Ngọc - trinh sát vũ trang Quảng Đà từng dọc ngang sông nước chiến đấu vang dội chiến công. Khoảng sân phía trước căn nhà, ngay dưới gốc cây thiên tuế là nơi chiếc hầm bí mật được đào sâu trong lòng đất để nuôi giấu các chiến sĩ An ninh tỉnh Quảng Đà mà ông được giao nhiệm vụ đậy nắp hầm mỗi khi địch lùng sục đến.
Hẳn là mạo hiểm khi giao phó mạng sống vào tay một cậu bé như thế. Song sự mạo hiểm này không phải không có căn cứ, phần vì cả gia đình dòng họ ông đều có truyền thống hoạt động cách mạng, phần còn bởi khi ấy dù mới 10 tuổi nhưng ông đã khảng khái đưa ra sự lựa chọn “không đứng giữa” 2 con đường - một là ở vùng địch theo Mỹ, ngụy, hai là tham gia cùng cách mạng, chiến đấu trả mối thù cha ông bị giặc giết hại. Nhớ lại, ông bảo ngày đó chẳng ai nghĩ mình đi theo cách mạng chiến đấu sẽ còn sống và lên chức này chức nọ, bạn bè cùng trang lứa với ông đều hy sinh khi còn rất trẻ, chưa có ai vượt qua tuổi 20... Cũng bởi thế nên lúc bấy giờ ông tự nhủ nếu một ngày nào đó đến lượt mình phải “ra đi” thì ông sẽ ra đi một cách thanh thản vì sự nghiệp giải phóng quê hương, thống nhất đất nước, như tấm gương người cha. Ông vẫn nhớ như in lời dặn dò của mẹ lúc bấy giờ: “Công việc con làm rất nguy hiểm, nếu bị địch bắt, tra tấn thì cắn răng chịu chết chứ dứt khoát không được khai” và cả những lời căn dặn về lòng trung thành tuyệt đối lẫn ý chí kiên cường từ chú cán bộ lãnh đạo cách mạng ở địa phương. Thế nên mỗi lần bị địch gọi lại hỏi han, mua chuộc lẫn dọa nạt, ông đều một mực lắc đầu không biết.
Năm 1964, mới lên 11 tuổi, ông bắt đầu tham gia liên lạc bí mật với việc mang tài liệu chỉ thị mệnh lệnh từ cấp trên đến từng cơ sở hoạt động cách mạng ở Cẩm Thanh, Hội An. Nhiệm vụ này rất nguy hiểm, ranh giới sống còn thậm chí còn mong manh hơn việc đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ trong nhà, ông hiểu và cũng biết rất rõ rằng nếu bị lộ ra thì hậu quả khôn lường, nào đánh đập tù đày, nào chết chóc, nào bị bỏ bao tải thả trôi sông, nhưng ông nói sợ nhất là bọn địch lần tìm ra mạng lưới hoạt động bí mật của ta trong vùng địch chiếm. Đến năm 14 tuổi thì ông thoát ly gia đình, được giao nhiệm vụ làm giao liên ở văn phòng Thị ủy Hội An, đi giữa vùng địch vùng ta, bị địch thường xuyên càn quét, lùng sục, đạn bom ác liệt... Có những lúc chuyển tài liệu “hỏa tốc” ông phải vượt sông Thu Bồn trong lúc tàu giặc đang tuần tra rất gắt gao. Chẳng hiểu sao khi được nghe câu chuyện kể về ông, tôi cứ hình dung đến mấy câu thơ trong bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu: “Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo/Thư đề “Thượng khẩn“/Sợ chi hiểm nghèo?...”.
Hồn thơ trong người chiến sĩ...
Cũng trong lần về Cẩm Thanh, tôi có cơ duyên được nghe các ca sĩ và nhạc sĩ Nguyễn Đình Thậm - Giám đốc Nhà hát TP Đà Nẵng ôm đàn hát những ca khúc về xứ Quảng quê mình, về tình cảm đồng chí đồng đội thiêng liêng và cả những bài ca nồng nàn về tình yêu đôi lứa. Tôi đã ngạc nhiên khi biết những giai điệu xúc động và mượt mà ấy lại được phổ từ những vần thơ do chính Trung tướng Lê Ngọc Nam sáng tác. Cũng từng đi qua thời chiến chinh, từng trải qua vui buồn đời lính nhưng vị nhạc sĩ tài hoa bắt gặp ở vị tướng ấy sự đồng điệu không chỉ ở tình đồng đội, đồng chí mà còn cả tâm hồn đầy chất thơ của người nghệ sĩ.
Một trong số những sáng tác đó là bài hát “Đêm Mê Kông”. Được biết, Trung tướng Lê Ngọc Nam khi đang làm nhiệm vụ bên dòng sông Mê Kông ở nước bạn Lào, bất chợt nghe thấy giọng hát của một người con gái đất Quảng cất lên một sáng tác của bạn mình là nhạc sĩ Minh Đức. Cảm động vì được nghe lại chất giọng thân thương của người dân quê mình khi sống xa quê hương đất nước, trở về ông ghi lại ngay cảm xúc ấy bằng những vần thơ mà sau này được chính nhạc sĩ Minh Đức phổ nhạc thành ca khúc “Đêm Mê Kông”: “Bao năm rồi hỡi em gái nhỏ/ Xa mẹ hiền và sông nước quê hương/Hãy hát lên em cho vơi nỗi nhớ/ Hát nữa đi em bài tình ca đất Quảng/ Cho người đi trăm ngả nhớ về quê hương...”.
Có lần ông đọc cho nhạc sĩ Đình Thậm nghe bài thơ sau lần trở về từ chuyến đi đón các hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam còn nằm lại bên Lào. “Đón các anh về”: “Hơn hai mươi năm xin đón các anh về/ Ước mong bấy lâu nay mới trọn câu thề/ Về với quê mình trăm mến ngàn thương/ Về với quê hương cho mẹ già vơi nỗi nhớ/ Các anh ơi xin đón các anh về...”. Lần đầu nghe những câu thơ này, nhạc sĩ Đình Thậm đã khóc vì nhớ lại những người đồng đội của mình đã nằm xuống nơi chiến trận và ngay khi ấy, ông quyết định phổ nhạc bài thơ này thành ca khúc. Có lẽ khi tìm thấy sự đồng điệu, người ta dễ chia sẻ với nhau.
Và bởi thế mà trong mắt vị nhạc sĩ tài hoa xứ Quảng, người bạn Lê Ngọc Nam không chỉ là một chiến sĩ, một người bằng hữu có tính cách vô tư như giọt nước, mà còn là một thi sĩ, người đặc biệt rất dễ xúc động mỗi khi bộc bạch nỗi niềm về quê hương, gia đình và đồng đội.
Với Trung tướng Lê Ngọc Nam, dù ông viết hàng trăm bài thơ trong đó có hàng chục bài thơ của ông được nhiều nhạc sĩ cả ngoài Bắc, trong Nam phổ nhạc, nhiều người gọi ông là nhà thơ, trong đó có cả những nhà thơ thực thụ, nhưng ông một mực tự nhận mình không phải nhà thơ mà chỉ là “nhà lính”. Nhà thơ Phạm Tiến Duật lúc còn sống cũng rất quý ông và từng bảo ông đưa những sáng tác thơ của mình để biên soạn lại rồi cho in nhưng ông lắc đầu từ chối. Ông bảo ông sáng tác chỉ với mong muốn ghi lại những cảm xúc chân thật của mình để rồi khi nào ngồi lại với anh em bạn bè thì đọc để mọi người cùng nghe trong những lúc vui buồn. Từng đi qua chiến tranh, thấm tháp nhiều đau thương mất mát, khi được sống giữa thời bình, hơn lúc nào hết ông tìm thấy sự sẻ chia ở những vần thơ.
Ông nói rằng, đến giờ thi thoảng trong những giấc mơ, ông thấy mình đang cầm súng lao về phía trước, vượt qua đạn bom khốc liệt trên đường giao liên bị Mỹ, ngụy bủa vây. Lúc giật mình tỉnh giấc, quá khứ và hiện tại cứ dồn nén tâm hồn ông. Từng gương mặt người thân, đồng đội, bạn bè năm xưa lại đau đáu hiện về... Hình như cũng trong giấc mơ, ông thấy rưng rưng khi nghe lại những giai điệu về quê hương, đồng đội và những người bạn thuở thiếu thời... Xin được mượn lời nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã nói về ông, một vị tướng mà tôi đã gặp giữa đời thường với biết bao sự cảm phục và cả những điều bất ngờ thú vị: “Có người lính một đời trận mạc/ Mà vẫn đi tìm câu hát lý thương nhau”...