TƯỢNG THẦN TÀI LỘC KUBERA
- Thứ tư - 13/06/2012 09:58
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bảo tàng Lịch sử Văn hóa Hội An là một bảo tàng chuyên đề được thành lập sớm nhất ở Hội An, vào năm 1989, trên cơ sở thích nghi không gian kiến trúc của một ngôi chùa cổ - Minh Hương Phật tự. Bảo tàng hiện đang trưng bày khoảng 378 hiện vật thuộc nhiều chất liệu gốm, sành, sứ, đá, gỗ, giấy, vải,... và kim loại minh chứng sinh động về các giai đoạn lịch sử của mảnh đất Hội An.
Tọa lạc tại số 07 Nguyễn Huệ, Bảo tàng Lịch sử Văn hóa Hội An là một bảo tàng chuyên đề được thành lập sớm nhất ở Hội An, vào năm 1989, trên cơ sở thích nghi không gian kiến trúc của một ngôi chùa cổ - Minh Hương Phật tự. Bảo tàng hiện đang trưng bày khoảng 378 hiện vật thuộc nhiều chất liệu gốm, sành, sứ, đá, gỗ, giấy, vải,... và kim loại minh chứng sinh động về các giai đoạn lịch sử của mảnh đất Hội An. Bộ sưu tập hiện vật thuộc giai đoạn vương quốc Champa tuy có số lượng khiêm tốn nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem qua hình ảnh về chân móng kiến trúc, giếng cổ, các hiện vật đất nung... và đặc biệt là bức tượng thần tài lộc Kubera có ký hiệu BTHA 24/Đ.5 nằm ở góc tây bắc của bảo tàng.
Bức tượng được tìm thấy vào năm 1989 tại khu vực Lăng Bà Lồi - xứ Bàu Đà thuộc thôn 6 xã Cẩm Thanh hiện nay trong đợt điền dã khảo sát được tiến hành bởi Ban Quản lý Di tích và Dịch vụ Du lịch Hội An cùng các nhà nghiên cứu nhằm xây dựng bộ hồ sơ khoa học về Đô thị cổ Hội An. Bức tượng được thờ tại chính điện của Lăng Bà Lồi trong tư thế một vị nữ thần được sơn phết nhiều màu, mặt hơi tròn, cổ to có đeo một chuỗi tràng hạt. Sau khi bóc lớp xi măng tô đắp bên ngoài thì bức tượng lộ ra hình dáng của một vị nam thần Chăm được xác định là thần Kubera - thần tài lộc trong tư thế đứng nhưng không còn nguyên vẹn. Bức tượng thần Kubera này được chế tác bằng sa thạch cứng, màu xám, thuộc loại nửa tròn, lưng tựa vào bệ đá, mặt nhìn thẳng, râu dài, tay đeo tràng hạt, chân đứng khép thẳng. Tượng có chiều cao tổng thể là 120cm, trong đó bệ tượng cao 39cm. Căn cứ những đặc điểm về tiếu tượng học, các nhà nghiên cứu nhận định tượng thuộc phong cách Trà Kiệu muộn, có niên đại khoảng nửa sau thế kỷ X.
Bức tượng được tìm thấy vào năm 1989 tại khu vực Lăng Bà Lồi - xứ Bàu Đà thuộc thôn 6 xã Cẩm Thanh hiện nay trong đợt điền dã khảo sát được tiến hành bởi Ban Quản lý Di tích và Dịch vụ Du lịch Hội An cùng các nhà nghiên cứu nhằm xây dựng bộ hồ sơ khoa học về Đô thị cổ Hội An. Bức tượng được thờ tại chính điện của Lăng Bà Lồi trong tư thế một vị nữ thần được sơn phết nhiều màu, mặt hơi tròn, cổ to có đeo một chuỗi tràng hạt. Sau khi bóc lớp xi măng tô đắp bên ngoài thì bức tượng lộ ra hình dáng của một vị nam thần Chăm được xác định là thần Kubera - thần tài lộc trong tư thế đứng nhưng không còn nguyên vẹn. Bức tượng thần Kubera này được chế tác bằng sa thạch cứng, màu xám, thuộc loại nửa tròn, lưng tựa vào bệ đá, mặt nhìn thẳng, râu dài, tay đeo tràng hạt, chân đứng khép thẳng. Tượng có chiều cao tổng thể là 120cm, trong đó bệ tượng cao 39cm. Căn cứ những đặc điểm về tiếu tượng học, các nhà nghiên cứu nhận định tượng thuộc phong cách Trà Kiệu muộn, có niên đại khoảng nửa sau thế kỷ X.
Theo lời kể của các bậc cao niên, vào thời kỳ trước, khu vực Lùm Bà là vùng đất hoang vu, rậm rạp cây cối, cư dân sống ở khu vực xung quanh chẳng ai dám qua lại. Một hôm, cư dân phát hiện tại đây một bức tượng “từ dưới đất trồi lên” và cho đó là tượng thần nên huy động mọi người góp công, của xây dựng ngôi lăng để thờ gọi là Lăng Bà hay Lăng Bà Lồi. Từ đó, hằng năm vào tháng Giêng, nhân dân đều tổ chức cúng tại lăng cầu cho mưa thuận gió hòa, xóm làng yên vui, người người được khỏe mạnh. Trải qua chiến tranh, Lăng Bà bị bom đạn làm hư hại và tượng thần cũng bị bể vỡ nhưng được tô đắp, gia cố lại bằng xi măng.
Theo thần thoại Ấn Độ, Thần tài lộc Kubera là thần chủ của những Gandhavars tức là ca công trên cõi trời, thường ca hát nhảy múa với các thiên nữ Apsaras và Yaksa - một vị á thần, là cháu của Pulastya, là con trai của thần Virava và Devavarnini. Thần Kubera được thần Brahma - Thần sáng tạo, một trong ba vị thần thượng đẳng gồm Brahma, Siva và Visnu ban cho ân huệ được bất tử, là vị thần của tài lộc, là chủ nhân của cổ xe puspaka bởi lẽ thần Kubera thực hành khổ hạnh một cách nghiêm ngặt cả hàng ngàn năm. Trong Hindu giáo, Kubera là vị thần phương hướng trông coi phương Bắc và đồng thời là người chỉ huy của những Yaksa, người giữ của cho thần Indra - Thần sấm sét, được quyền cai quản ngọn núi thiêng Kailasa. Các vật biểu trưng của Kubera là cây rìu, ngọn giáo, quả cam hoặc quít, cây gậy, tràng hạt. Trong Phật giáo, Kubera có tên là Vesavana, là một trong bốn vị á thần canh giữ cõi trời, Kubera giữ phương Bắc, là vị á thần rất gần gũi với Phật vì là người cung cấp thông tin cho Phật, tham dự các cuộc họp mặt với các vị thần.
Các đợt thám sát, khai quật khảo cổ học tại khu vực Lùm Bà ở thôn 6 xã Cẩm Thanh trong những thập niên qua đã phát hiện nhiều hiện vật thuộc giai đoạn sơ kỳ kim khí đến thời kỳ vương quốc Champa. Đặc biệt, tại đây đã phát hiện chân móng của hai công trình kiến trúc Chăm có niên đại vào khoảng thế kỷ X. Căn cứ vào cấu trúc bình diện, các nhà nghiên cứu nhận định đó là chân móng của hai ngôi tháp Chăm. Rất có thể, tượng thần Kubera được nhân dân phát hiện và thờ tại Lăng Bà Lồi mà hiện nay được trưng bày giới thiệu ở Bảo tàng Lịch sử Văn hóa Hội An là bộ phận cấu thành của một trong hai ngôi tháp Chăm.
Trong bài khảo cứu về Hội An viết vào đầu thế kỷ XX, bác sĩ Sallet có đề cập đến một số tác phẩm điêu khắc Chăm nằm ở tòa Công sứ Hội An và tại một ngôi chùa thờ bà Chúa Lồi ở Sơn Phô. Những tác phẩm đó ngày nay không còn nữa. Tượng thần Kubera tìm thấy ở Lăng Bà Lồi xã Cẩm Thanh là một trong số hiếm hoi những tác phẩm của nghệ thuật điêu khắc Chămpa hiện nay còn tồn tại Hội An. Bức tượng này cùng với tượng voi ở miếu thờ trước đình Xuân Mỹ, Vũ công Tiên thiên Gandhara ở miếu Thần Hời không chỉ góp phần phản ánh trình độ điêu luyện, đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân điêu khắc Chămpa mà còn minh chứng sinh động về bức tranh văn hóa Chăm tại Hội An trong thời kỳ vương quốc Champa.
Theo thần thoại Ấn Độ, Thần tài lộc Kubera là thần chủ của những Gandhavars tức là ca công trên cõi trời, thường ca hát nhảy múa với các thiên nữ Apsaras và Yaksa - một vị á thần, là cháu của Pulastya, là con trai của thần Virava và Devavarnini. Thần Kubera được thần Brahma - Thần sáng tạo, một trong ba vị thần thượng đẳng gồm Brahma, Siva và Visnu ban cho ân huệ được bất tử, là vị thần của tài lộc, là chủ nhân của cổ xe puspaka bởi lẽ thần Kubera thực hành khổ hạnh một cách nghiêm ngặt cả hàng ngàn năm. Trong Hindu giáo, Kubera là vị thần phương hướng trông coi phương Bắc và đồng thời là người chỉ huy của những Yaksa, người giữ của cho thần Indra - Thần sấm sét, được quyền cai quản ngọn núi thiêng Kailasa. Các vật biểu trưng của Kubera là cây rìu, ngọn giáo, quả cam hoặc quít, cây gậy, tràng hạt. Trong Phật giáo, Kubera có tên là Vesavana, là một trong bốn vị á thần canh giữ cõi trời, Kubera giữ phương Bắc, là vị á thần rất gần gũi với Phật vì là người cung cấp thông tin cho Phật, tham dự các cuộc họp mặt với các vị thần.
Các đợt thám sát, khai quật khảo cổ học tại khu vực Lùm Bà ở thôn 6 xã Cẩm Thanh trong những thập niên qua đã phát hiện nhiều hiện vật thuộc giai đoạn sơ kỳ kim khí đến thời kỳ vương quốc Champa. Đặc biệt, tại đây đã phát hiện chân móng của hai công trình kiến trúc Chăm có niên đại vào khoảng thế kỷ X. Căn cứ vào cấu trúc bình diện, các nhà nghiên cứu nhận định đó là chân móng của hai ngôi tháp Chăm. Rất có thể, tượng thần Kubera được nhân dân phát hiện và thờ tại Lăng Bà Lồi mà hiện nay được trưng bày giới thiệu ở Bảo tàng Lịch sử Văn hóa Hội An là bộ phận cấu thành của một trong hai ngôi tháp Chăm.
Trong bài khảo cứu về Hội An viết vào đầu thế kỷ XX, bác sĩ Sallet có đề cập đến một số tác phẩm điêu khắc Chăm nằm ở tòa Công sứ Hội An và tại một ngôi chùa thờ bà Chúa Lồi ở Sơn Phô. Những tác phẩm đó ngày nay không còn nữa. Tượng thần Kubera tìm thấy ở Lăng Bà Lồi xã Cẩm Thanh là một trong số hiếm hoi những tác phẩm của nghệ thuật điêu khắc Chămpa hiện nay còn tồn tại Hội An. Bức tượng này cùng với tượng voi ở miếu thờ trước đình Xuân Mỹ, Vũ công Tiên thiên Gandhara ở miếu Thần Hời không chỉ góp phần phản ánh trình độ điêu luyện, đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân điêu khắc Chămpa mà còn minh chứng sinh động về bức tranh văn hóa Chăm tại Hội An trong thời kỳ vương quốc Champa.