Một số tư liệu Hán - Nôm liên quan đến tộc Trần với nghề khai thác yến Thanh Châu
- Thứ năm - 11/07/2013 08:36
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nghề khai thác yến sào của cư dân làng Thanh Châu (nay là thôn Thanh Đông - xã Cẩm Thanh - thành phố Hội An) ở vùng đảo Cù Lao Chàm - Hội An có lịch sử hình thành từ lâu đời và đã được nhiều tư liệu thư tịch ghi chép,
Hang yến ở Cù Lao Chàm
Nghề khai thác yến sào của cư dân làng Thanh Châu (nay là thôn Thanh Đông - xã Cẩm Thanh - thành phố Hội An) ở vùng đảo Cù Lao Chàm - Hội An có lịch sử hình thành từ lâu đời và đã được nhiều tư liệu thư tịch ghi chép, như nhà sử học Lê Quý Đôn đến Đàng Trong thế kỷ XVIII (thời Chúa Nguyễn) cho biết: “Phủ Thăng Hoa, huyện Hà Đông, xã Thanh Châu có nghề lấy yến sào, dân xã ấy tản cư ở các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quy Nhơn, Phú Yên, Bình Khang, Diên Khánh, Gia Định …”. Có giai thoại nói rằng người đầu tiên phát hiện ra yến sào ở Cù Lao Chàm là vợ chồng ông lão ngư dân người làng Thanh Châu (theo dân gian, đó là vợ chồng ông Trần Tiến, hiện còn miếu thờ tại thôn Thanh Đông - xã Cẩm Thanh, dân gian gọi là miếu Ông Tiến - ông Tổ nghề yến) đi đánh cá bị bão đánh dạt ra Cù Lao Chàm, mấy ngày không có gì để ăn, tình cờ vợ chồng ông nhặt một vật có màu trắng để ăn cho đỡ đói, ăn vào thấy khoẻ và đủ sức để về đất liền. Khi về đất liền vợ chồng ông kể lại cho dân làng nghe, từ đó nghề khai thác yến sào ở làng Thanh Châu đã ra đời.
Dựa vào một số tư liệu Hán - Nôm, vào thời nhà Nguyễn (từ đời vua Gia Long) đã thành lập “Thanh Châu yến đội”, sau này đổi thành “Thanh Châu yến hộ” với chức vụ quản lãnh tam tỉnh yến hộ và cuối cùng là các yến hộ trông coi nghề khai thác yến trong cả 3 tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa. Lực lượng tham gia chính vào nghề khai thác yến trong thời gian này chủ yếu là người làng Thanh Châu. Theo một số tư liệu, sách vở đã được công bố thì vào giai đoạn đầu thế kỷ XIX, tộc Hồ là một dòng tộc đứng đầu trong các tổ chức Yến đội, Yến hộ, Quản Tam Tỉnh Yến hộ với những tên tuổi Hồ Văn Hoà, Hồ Văn Học. Bên cạnh đó, tộc Trần ở làng Thanh Châu cũng có tham gia vào việc quản lý khai thác yến trong giai đoạn này.
Theo tư liệu Hán - Nôm hiện lưu giữ tại nhà ông Trần Văn Sang (thôn Thanh Đông - xã Cẩm Thanh) thì trong gia tộc của ông trước đây có người từng tham gia vào “Thanh Châu yến hộ”, với chức danh: Thơ lại, Ngũ đội trưởng. Sau đây xin trích nguyên văn 02 bản Hán - Nôm đã qua phiên âm, dịch nghĩa (Người dịch: Tống Quốc Hưng). Những tư liệu này đã được sưu tầm và lưu trữ bản sao ở Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An.
Dựa vào một số tư liệu Hán - Nôm, vào thời nhà Nguyễn (từ đời vua Gia Long) đã thành lập “Thanh Châu yến đội”, sau này đổi thành “Thanh Châu yến hộ” với chức vụ quản lãnh tam tỉnh yến hộ và cuối cùng là các yến hộ trông coi nghề khai thác yến trong cả 3 tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa. Lực lượng tham gia chính vào nghề khai thác yến trong thời gian này chủ yếu là người làng Thanh Châu. Theo một số tư liệu, sách vở đã được công bố thì vào giai đoạn đầu thế kỷ XIX, tộc Hồ là một dòng tộc đứng đầu trong các tổ chức Yến đội, Yến hộ, Quản Tam Tỉnh Yến hộ với những tên tuổi Hồ Văn Hoà, Hồ Văn Học. Bên cạnh đó, tộc Trần ở làng Thanh Châu cũng có tham gia vào việc quản lý khai thác yến trong giai đoạn này.
Theo tư liệu Hán - Nôm hiện lưu giữ tại nhà ông Trần Văn Sang (thôn Thanh Đông - xã Cẩm Thanh) thì trong gia tộc của ông trước đây có người từng tham gia vào “Thanh Châu yến hộ”, với chức danh: Thơ lại, Ngũ đội trưởng. Sau đây xin trích nguyên văn 02 bản Hán - Nôm đã qua phiên âm, dịch nghĩa (Người dịch: Tống Quốc Hưng). Những tư liệu này đã được sưu tầm và lưu trữ bản sao ở Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An.
Bản 1:
Dịch âm:
Binh bộ vi bằng cấp sự: tư cứ Hộ trưởng nhưng lãnh các tỉnh yến hộ Hồ Văn Học bẩm tự: Bình Định yến hộ Thơ lại huyền khuyết, lân đắc y hộ binh Trần Văn Long, bút toán tiêu thông, ngật cấp bằng cai danh vi y hộ Thơ lại, đẳng ngữ triếp thử bằng cấp, nghi suất hộ nội binh đinh tùng cai hộ trưởng phụng hành công vụ, nhược sở sự phất cần, hữu công pháp tại, tu chí bằng cấp giả.
Hữu bằng cấp: Bình Định yến hộ vị nhập lưu Thơ lại Trần Văn Long cứ thử.
Tự Đức thập ngũ niên nhuận bái nguyện sơ lục nhật.
(ấn: Binh Bộ chi ấn).
Dịch nghĩa:
Binh bộ cấp bằng: Nay căn cứ theo lời của Hộ trưởng nhưng lãnh các tỉnh yến hộ Hồ Văn Học bẩm lên, hiện tại còn thiếu người giữ chức yến hộ Thơ lại ở Bình Định, đã chọn được Trần Văn Long thuộc binh của y hộ là người bút toán tiêu thông và xin cấp bằng cho y giữ chức Thơ lại. Theo đó nay ban bằng cấp, giao cho y đốc xuất binh đinh trong hộ cùng với Hộ trưởng thừa hành công vụ, nếu công việc không cần cù gây chậm trễ thì sẽ bị xử theo phép công. Bằng cấp này phải được giao đến cho người nhận.
Bằng cấp trên giao cho Bình Định yến hộ chưa nhập lưu Thơ lại Trần Văn Long căn cứ thi hành.
Ngày mồng 6 tháng 8 nhuần, Tự Đức năm thứ 15 (1862)
(Dấu ấn: Binh bộ chi ấn).
Dịch âm:
Binh bộ vi bằng cấp sự: tư cứ Hộ trưởng nhưng lãnh các tỉnh yến hộ Hồ Văn Học bẩm tự: Bình Định yến hộ Thơ lại huyền khuyết, lân đắc y hộ binh Trần Văn Long, bút toán tiêu thông, ngật cấp bằng cai danh vi y hộ Thơ lại, đẳng ngữ triếp thử bằng cấp, nghi suất hộ nội binh đinh tùng cai hộ trưởng phụng hành công vụ, nhược sở sự phất cần, hữu công pháp tại, tu chí bằng cấp giả.
Hữu bằng cấp: Bình Định yến hộ vị nhập lưu Thơ lại Trần Văn Long cứ thử.
Tự Đức thập ngũ niên nhuận bái nguyện sơ lục nhật.
(ấn: Binh Bộ chi ấn).
Dịch nghĩa:
Binh bộ cấp bằng: Nay căn cứ theo lời của Hộ trưởng nhưng lãnh các tỉnh yến hộ Hồ Văn Học bẩm lên, hiện tại còn thiếu người giữ chức yến hộ Thơ lại ở Bình Định, đã chọn được Trần Văn Long thuộc binh của y hộ là người bút toán tiêu thông và xin cấp bằng cho y giữ chức Thơ lại. Theo đó nay ban bằng cấp, giao cho y đốc xuất binh đinh trong hộ cùng với Hộ trưởng thừa hành công vụ, nếu công việc không cần cù gây chậm trễ thì sẽ bị xử theo phép công. Bằng cấp này phải được giao đến cho người nhận.
Bằng cấp trên giao cho Bình Định yến hộ chưa nhập lưu Thơ lại Trần Văn Long căn cứ thi hành.
Ngày mồng 6 tháng 8 nhuần, Tự Đức năm thứ 15 (1862)
(Dấu ấn: Binh bộ chi ấn).
* Bản 2:
Dịch âm:
Binh bộ Tả tham tri sung Tham tán quân vụ Đại thần kiêm lý Nam Ngãi Tổng đốc Nguyễn.
Vi bằng cấp sự chiếu đắc xung phong nhị vệ ngũ đội binh Trần Văn Cuộc (Cục) Hòa Vang huyện Thanh Châu xã Tây xã, tự lai nghĩa biện, tiêu hữu vi lao, nghĩ ưng thưởng hàm thị khuyến, triếp thử bằng cấp y vi ký danh Ngũ Trưởng, nghi thính tùng đội nội suất đội viên thừa hành công vụ. Nhược sở sự phất cần, hữu quân pháp tại, tu chí bằng cấp giả.
Hữu bằng cấp xung phong nhị vệ ngũ đội ký danh Ngũ trưởng Trần Văn Cuộc (Cục) cứ thử.
Hàm Nghi tam niên nhuận tứ nguyệt thập lục nhật.
(ấn: Tham tán quân vụ quan phòng)
Dịch nghĩa:
Quan họ Nguyễn giữ chức Tả Tham tri của Bộ Binh sung chức Tham tán quân vụ đại thần, kiêm Tổng đốc hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Nay cấp bằng: Được hay xung phong nhị vệ ngũ đội binh Trần Văn Cuộc (Cục) người Tây xã thuộc xã Thanh Châu huyện Hòa Vang, từ trước đến nay là người hay lo việc nghĩa, từng có công lao, nay thưởng hàm để nhằm khuyến khích, cấp bằng cho y làm ký danh Ngũ đội trưởng, suất lãnh đội viên trong đội thừa hành công vụ. Nếu để việc chậm trễ, không chịu cần cù thì sẽ bị xử theo quân pháp. Bằng cấp này phải được đưa đến cho người nhận.
Bằng cấp trên đây giao cho xung phong nhị vệ Ngũ đội ký danh Ngũ trưởng Trần Văn Cuộc (Cục) căn cứ thi hành.
Ngày 16 tháng 4 nhuần, Hàm Nghi năm thứ 3 (1885)
(Dấu đỏ: Tham tán quân vụ quan phòng).
Kết hợp giữa những giai thoại và một số bản tư liệu Hán - Nôm, chúng ta có thể thấy rằng, tộc Trần là một trong những tộc họ ở làng Thanh Châu đã có nhiều đóng góp vào việc hình thành và phát triển của nghề yến Thanh Châu trong giai đoạn trị vì của triều Nguyễn♣
Hữu bằng cấp xung phong nhị vệ ngũ đội ký danh Ngũ trưởng Trần Văn Cuộc (Cục) cứ thử.
Hàm Nghi tam niên nhuận tứ nguyệt thập lục nhật.
(ấn: Tham tán quân vụ quan phòng)
Dịch nghĩa:
Quan họ Nguyễn giữ chức Tả Tham tri của Bộ Binh sung chức Tham tán quân vụ đại thần, kiêm Tổng đốc hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Nay cấp bằng: Được hay xung phong nhị vệ ngũ đội binh Trần Văn Cuộc (Cục) người Tây xã thuộc xã Thanh Châu huyện Hòa Vang, từ trước đến nay là người hay lo việc nghĩa, từng có công lao, nay thưởng hàm để nhằm khuyến khích, cấp bằng cho y làm ký danh Ngũ đội trưởng, suất lãnh đội viên trong đội thừa hành công vụ. Nếu để việc chậm trễ, không chịu cần cù thì sẽ bị xử theo quân pháp. Bằng cấp này phải được đưa đến cho người nhận.
Bằng cấp trên đây giao cho xung phong nhị vệ Ngũ đội ký danh Ngũ trưởng Trần Văn Cuộc (Cục) căn cứ thi hành.
Ngày 16 tháng 4 nhuần, Hàm Nghi năm thứ 3 (1885)
(Dấu đỏ: Tham tán quân vụ quan phòng).
Kết hợp giữa những giai thoại và một số bản tư liệu Hán - Nôm, chúng ta có thể thấy rằng, tộc Trần là một trong những tộc họ ở làng Thanh Châu đã có nhiều đóng góp vào việc hình thành và phát triển của nghề yến Thanh Châu trong giai đoạn trị vì của triều Nguyễn♣
Tác giả bài viết: Trần Thị Lệ Xuân