Làng nghề làm nhà dừa ở Hội An: Hồi sinh nhờ du lịch
- Thứ năm - 02/08/2012 03:21
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(Cadn.com.vn) - “Mong ước của tui là sắp trẻ hôm nay xây dựng làng nghề làm nhà dừa ở quê tui (Cẩm Thanh-Hội An) thành thương hiệu để cả nước ai cũng biết đến”- cụ Trần Bừa (70 tuổi)- một nghệ nhân cao niên ở Cẩm Thanh- ao ước bày tỏ nguyện vọng của mình về tương lai của làng nghề...
Đường về Cẩm Thanh ngập tràn tàu lá dừa nước. Cái màu đỏ úa của những tàu lá dừa được phơi khô cùng màu xanh thẳm của những tàu dừa nước chở chất đầy trên các khoang ghe thuyền tạo nên khung cảnh vừa rộn ràng, vừa yên bình. Chả trách sao, cô bạn đồng nghiệp làm ở Báo Dân Trí quê ở Hội An cứ nằn nì khuyên chúng tôi nên về đó một lần: “Đẹp lắm mấy chị nờ. Đi đi để thấy quê em đẹp và bình yên biết nhường nào”.
Như đã quá quen thuộc với việc được báo chí “làm phiền”, ông Trần Văn Lưu (50 tuổi, trú thôn 2, tổ 3 Cẩm Thanh) vừa làm công việc, vừa cho chúng tôi biết về sự công phu của nghề gia truyền mà mình đang đeo đuổi. Từ bé, qua sự bày vẽ của cha, ông đã biết cách chẻ tre, chẻ dừa phơi khô, dựng khung rồi đan thành từng tấm để dựng nhà dừa. Lớn lên một chút, ông đã biết theo cha và những người trong làng đi khắp mọi nơi để dựng nhà dừa cho người ta. Cuộc đời ông từ bé đến bây giờ gắn liền với màu xanh mướt mắt của rừng dừa Bảy Mẫu.
Theo ông Lưu, công đoạn khó nhất của nghề làm nhà dừa chính là công đoạn làm chốt tre để lợp những tấm dừa khô đã đan thành từng tấm. Mỗi chốt che được vót theo hình củ tỏi rất cầu kỳ, công phu. Phải là thợ lành nghề mới có thể làm được chốt tre vừa đẹp, vừa chắc chắn. Bởi chốt có chắc thì lợp mái mới được chắc và bền lâu. Anh Trần Hùng- một tay thợ giỏi làm công cho gia đình ông Lưu- cho biết, nghề dựng nhà dừa đòi hỏi sự công phu, cần mẫn ở từng công đoạn. Từ công đoạn chẻ lá phơi nắng, đến công đoạn ngâm tre, chẻ tre dựng khung... Cũng theo anh Lưu, ngoài công đoạn làm chốt tre hình củ tỏi, công đoạn khó của nghề này còn ở phần lắp ghép nhà bởi nó không có khuôn mẫu nào mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay nghề của người thợ. Được biết, có một thời gian, những hộ gia đình bám với nghề truyền thống này ở thôn 2, thôn 3 Cẩm Thanh phải lao đao vì ai cũng muốn xây nhà nên nghề dựng nhà dừa bị “ế”. Các hộ làm nghề này phải chuyển sang nghề phụ như đi biển, làm nông nghiệp...
Theo ông Lưu, công đoạn khó nhất của nghề làm nhà dừa chính là công đoạn làm chốt tre để lợp những tấm dừa khô đã đan thành từng tấm. Mỗi chốt che được vót theo hình củ tỏi rất cầu kỳ, công phu. Phải là thợ lành nghề mới có thể làm được chốt tre vừa đẹp, vừa chắc chắn. Bởi chốt có chắc thì lợp mái mới được chắc và bền lâu. Anh Trần Hùng- một tay thợ giỏi làm công cho gia đình ông Lưu- cho biết, nghề dựng nhà dừa đòi hỏi sự công phu, cần mẫn ở từng công đoạn. Từ công đoạn chẻ lá phơi nắng, đến công đoạn ngâm tre, chẻ tre dựng khung... Cũng theo anh Lưu, ngoài công đoạn làm chốt tre hình củ tỏi, công đoạn khó của nghề này còn ở phần lắp ghép nhà bởi nó không có khuôn mẫu nào mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay nghề của người thợ. Được biết, có một thời gian, những hộ gia đình bám với nghề truyền thống này ở thôn 2, thôn 3 Cẩm Thanh phải lao đao vì ai cũng muốn xây nhà nên nghề dựng nhà dừa bị “ế”. Các hộ làm nghề này phải chuyển sang nghề phụ như đi biển, làm nông nghiệp...
Đan dừa thành tấm để dựng nhà dừa... Ảnh: A.H
Hơn 5 năm trở lại đây, khi du lịch ở Hội An phát triển mạnh, nhu cầu làm nhà dừa cho các khách sạn, nhà hàng, quán cà-phê ngày một cao, làng nghề truyền thống làm nhà dừa ở Cẩm Thanh hồi sinh. Uy tín và chất lượng về tay nghề làm nhà dừa ở Cẩm Thanh không những chỉ dừng lại quanh khu vực Hội An, Quảng Nam, Đà Nẵng mà còn lan ra các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngay như Phan Thiết (Bình Thuận), nơi cận kề với các tỉnh Nam Bộ- xứ sở của dừa nhưng các chủ doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn vẫn lặn lội ra Hội An để đặt làm nhà dừa. Mặc dù Cẩm Thanh nổi tiếng là có những tay thợ lành nghề, nhưng không vì thế mà giá cả lợp nhà dừa đắt đỏ. Giá cả được quy định như sau: 350.000 đồng/m2 (dựng ở Hội An và Quảng Nam), các tỉnh khác: 500.000 đồng/m2.
Ông Trần Bừa- nghệ nhân nổi tiếng ở Cẩm Thanh- nhớ về cái thời cùng con trai rong ruổi khắp cả nước để làm và dựng nhà dừa cho các khách sạn, nhà hàng... vẻ tự hào tâm sự: “Mới đây thôi chứ đâu, tui cùng con trai và cánh trai thợ trong làng rong ruổi khắp nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước để làm nhà dừa cho người ta. Nói thiệt với mấy cô nghe, tui đã vào miền Tây Nam Bộ-xứ sở của dừa- nhưng tui thấy họ làm nhà dừa không đẹp như làng nghề truyền thống ở Cẩm Thanh quê tui...”.
Ông Bừa thổ lộ mong ước: “Cả đời tui gắn liền với nghề này, nên tui muốn nghề này tiếp tục được truyền lại cho con cháu mai sau. Mong ước của tui là thế hệ hôm nay làm sao xây dựng được thương hiệu cho làng nghề Cẩm Thanh để cả nước ai cũng biết đến”. Trước khi chia tay chúng tôi, những người thợ lành nghề ở Cẩm Thanh còn “bật mí” cho biết thêm, sắp tới đây, Hội An có chủ trương tập hợp những người làm và dựng nhà dừa thành hợp tác xã. Ông Trần Văn Lưu nói chắc như đinh đóng cột: “Sống bằng nghề ni không bao giờ bị đói. Nhất là khi ngành du lịch sinh thái phát triển, nhu cầu làm nhà dừa, dù dừa che nắng... càng ngày càng nhiều...”.
Ông Trần Bừa- nghệ nhân nổi tiếng ở Cẩm Thanh- nhớ về cái thời cùng con trai rong ruổi khắp cả nước để làm và dựng nhà dừa cho các khách sạn, nhà hàng... vẻ tự hào tâm sự: “Mới đây thôi chứ đâu, tui cùng con trai và cánh trai thợ trong làng rong ruổi khắp nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước để làm nhà dừa cho người ta. Nói thiệt với mấy cô nghe, tui đã vào miền Tây Nam Bộ-xứ sở của dừa- nhưng tui thấy họ làm nhà dừa không đẹp như làng nghề truyền thống ở Cẩm Thanh quê tui...”.
Ông Bừa thổ lộ mong ước: “Cả đời tui gắn liền với nghề này, nên tui muốn nghề này tiếp tục được truyền lại cho con cháu mai sau. Mong ước của tui là thế hệ hôm nay làm sao xây dựng được thương hiệu cho làng nghề Cẩm Thanh để cả nước ai cũng biết đến”. Trước khi chia tay chúng tôi, những người thợ lành nghề ở Cẩm Thanh còn “bật mí” cho biết thêm, sắp tới đây, Hội An có chủ trương tập hợp những người làm và dựng nhà dừa thành hợp tác xã. Ông Trần Văn Lưu nói chắc như đinh đóng cột: “Sống bằng nghề ni không bao giờ bị đói. Nhất là khi ngành du lịch sinh thái phát triển, nhu cầu làm nhà dừa, dù dừa che nắng... càng ngày càng nhiều...”.
Phan Thủy