CẨM THANH TỪ GÓC NHÌN BẢO TÀNG SINH THÁI VÀ NHÂN HỌC
- Thứ ba - 12/06/2012 23:33
- In ra
- Đóng cửa sổ này
...chúng tôi cho rằng Cẩm Thanh hội đủ các yếu tố, điều kiện, thích ứng để xây dựng nơi đây thành một bảo tàng sinh thái - nhân học độc đáo, hấp dẫn. Bởi nơi đây có “địa lợi, nhân hòa” và có cả yếu tố “thiên thời”, vì ngày nay môi trường sinh thái, văn hóa - nhân văn được xem là yếu tố được con người ưu ái, ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển bền vững.
Trước hết cần phải nói rằng khái niệm bảo tàng mà chúng tôi muốn dùng ở đây không chỉ là hình thức bảo tàng theo nghĩa “Cổ điển”- quen gọi như: Bảo tàng lịch sử, bảo tàng tự nhiên, bảo tàng mỹ thuật… là nơi lưu giữ, bảo quản, trưng bày, giới thiệu những tư liệu, hiện vật liên quan đến quá khứ, lịch sử tự nhiên, xã hội và con người tại các trụ sở/bảo tàng. Ở đây, bảo tàng được hiểu theo một khái niệm “mới” mở rộng, là nơi giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa, thiên nhiên ngay tại/trong môi trường sinh thái, nhân văn nơi chúng được sáng tạo ra và tiếp tục lưu truyền, không tách rời với đời sống của các cộng đồng dân cư. Hay trong một khái niệm cô đọng đó là “Bảo tàng sống”. Tương tự như loại hình này ở Hội An có Bảo tàng lịch sử kiến trúc, cư dân đô thị Khu phố cổ Hội An - Di sản Văn hóa Thế giới. Từ khái niệm trên, chúng tôi cho rằng Cẩm Thanh hội đủ các yếu tố, điều kiện, thích ứng để xây dựng nơi đây thành một bảo tàng sinh thái - nhân học độc đáo, hấp dẫn. Bởi nơi đây có “địa lợi, nhân hòa” và có cả yếu tố “thiên thời”, vì ngày nay môi trường sinh thái, văn hóa - nhân văn được xem là yếu tố được con người ưu ái, ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển bền vững.
Xét về góc độ sinh thái (yếu tố Địa lợi ), Cẩm Thanh với diện tích gần 900 ha mà diện tích mặt nước chiếm đến non nửa (348,69 ha ). Bốn bề nơi đây là sông, Bắc giáp phường Cửa Đại tại sông Ba Chươm, Tây giáp phường Cẩm Châu tại sông Cổ Cò, Nam giáp xã Duy Xuyên ở hạ lưu sông Thu Bồn, Đông giáp Cửa Đại. Sông Đình và sông Đò nối sông Thu Bồn và sông Ba Chươm theo hướng Tây Nam chia cắt Cẩm Thanh thành nhiều mảnh nhỏ tạo nên hệ thống kênh rạch chằng chịt, với nhiều cồn/gò rất nên thơ như: Thuận Tình (Cồn Kiện), Cồn Ông Hơi, Cồn Tiến, Cồn Ba Xã, Gò Hí, Gò Già… Hệ thống sông rạch ở đây chỗ rộng chỗ hẹp, nơi cạn nơi sâu, quanh co uốn lượn qua các cánh đồng, bãi bồi, xóm làng. Ôm sát hai bên bờ là dừa nước mọc thành rừng quanh năm xanh tốt, vừa tạo nên phong cảnh hữu tình, vừa hiểm trở, linh thiêng. Do nằm sát cửa biển - Cửa Đại, nơi hợp lưu 3 nguồn sông lớn của Xứ Quảng (Thu Bồn, Vu/Ô Gia, Chiên Đàn/Trường Giang) và Sông Cổ Cò/Để Võng/Lộ Cảnh Giang nên nơi đây có hệ sinh thái khá đặc biệt - hệ sinh thái ngập mặn điển hình của khu vực nhiệt đới như rừng ngập mặn và cỏ biển. Quan trọng nhất là các dãy dừa nước, dọc bờ kênh rạch, quanh năm xanh tốt tạo cho khu vực đất ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn một sinh cảnh rất đặc biệt ở Hội An, miền Trung Việt Nam mà chúng ta chỉ có thể tìm gặp ở miền Tây Nam bộ. Trên các cồn, gò và các vực nước chung quanh các dãy dừa nước từ vùng triều thấp trở xuống còn có hệ sinh thái cỏ biển (seagrass ecosystem), một hệ sinh thái đặc thù trong vùng đất ngập nước, chỉ có ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm. Chúng là những loài thực vật bậc cao, sống chìm trong môi trường nước, đặc biệt là khu vực dòng chảy mạnh và sóng, gió, tồn tại và phát triển quanh năm nhờ hệ thống thân ngầm vùi sâu trong trầm tích. Hệ sinh thái nhiệt đới điển hình này đã được chứng minh là quan trọng đối với môi trường trong vai trò điều hoà khí hậu, chống xói lở, gia tăng trầm tích, kết chặt trầm tích và hoạt động như một máy lọc sinh học, nâng cao chất lượng môi trường và duy trì cân bằng sinh thái. Đó là chưa kể lá và mùn bã hữu cơ do chúng tạo ra là nguồn thức ăn không thể thiếu cho các loài thủy sản về phương diện sinh vật. Các hệ sinh thái này có sự đa dạng sinh học rất cao, là nơi cư trú, sinh sống của nhiều loài thủy hải sản có giá trị, nhất là các loại tôm, cua, ghẹ và động vật thân mềm. Các thảm cỏ biển là nơi sinh sống và bắt mồi, ẩn nấp của ấu thể nhiều loại hải sản và các loài cá kinh tế như cá Mú, cá Dìa. Có thể nói, kênh rạch và các dãy dừa nước xanh cùng hệ sinh thái nơi đây đã tạo ra một phần vẻ quyến rũ đối với du khách khi thăm quan vùng đất này.
Xét về góc độ văn hóa - nhân văn (yếu tố Nhân hòa), tuy đã phải trải qua nhiều năm tháng chiến tranh ác liệt bị tàn phá bởi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhưng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hiện tồn đã minh chứng bề dày truyền thống lịch sử văn hóa - nhân văn của mảnh đất này. Với hơn 36 di tích, dấu tích gồm các loại hình khảo cổ, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, danh thắng được xếp hạng, đưa vào danh mục (Quốc gia, Tỉnh, Thành phố), chúng ta có thể bắt gặp ở đây những dấu tích của cư dân thời Tiền - Sơ sử (Văn hóa Sa Huỳnh vào giai đoạn trước sau Công nguyên), rồi di tích của cư dân Champa trong các di tích khảo cổ, giếng cổ hay những địa danh như Lăng/Lùm Bà, Bầu Đà, Trà Quân, Đồng Giá, Câu Dấp… có niên đại từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 15. Trong giai đoạn những lưu dân Đại Việt từ phía Bắc vào phương Nam lập nghiệp thì ngôi mộ Tổ tộc Trần ở Cẩm Thanh ngày nay được lập vào năm 1498, là di tích có niên đại sớm nhất ở Hội An được biết cho đến nay. Dân làng Thanh Châu xưa (tức tên gọi Cẩm Thanh ngày nay) dựa vào sự ưu đãi của thiên nhiên đã sớm biết khai thác đánh bắt thủy hải sản trên sông, biển lập làng chài kết hợp với làm ruộng nước, ruộng khô, chăn nuôi gia súc và trồng trọt rau màu để Thanh Châu trở nên một vùng quê nổi tiếng trù phú một thời trên vùng đất thương cảng quốc tế Faifo - Hội An. Ngoài ra, Thanh Châu còn rất nổi tiếng với nghề buôn ghe bầu, khai thác yến sào. Trai làng nơi đây xưa kia luôn được các Chúa Nguyễn và các vua triều Nguyễn trọng dụng, bổ sung vào những đội lính Trường Sa, Hoàng Sa chuyên khai thác tài nguyên trên biển Đông. Và do là nơi có vị trí hiểm yếu về quân sự, kinh tế nên từ thời các Chúa Nguyễn đến các triều đại phong kiến sau này dân làng Thanh Châu còn được giao nhiệm vụ cảnh giới tàu thuyền đi lại, ra vào vùng biển Cửa Đại - Hội An. Nhiều căn cứ thủy quân, bến tàu được thành lập tại đây, nhiều tướng lĩnh người Thanh Châu được giữ trọng trách và ghi công lớn trong quân đội của các triều đại phong kiến. Phải chăng, cũng bởi vai trò của vùng đất và người dân nơi đây mà Vua Quang Trung đã chọn người con gái tộc Trần - bà Trần Thị Quỵ làm Thứ phi. Bà cũng là cháu, con, em của các vị tướng trong một gia đình họ Trần (Thanh Châu) có công lớn trong việc phò vua Quang Trung khởi nghiệp, lên ngôi hoàng đế. Đặc biệt trong giai đoạn chống Pháp, chống Mỹ xâm lược và thống nhất tổ quốc, Cẩm Thanh từng là vùng căn cứ địa cách mạng của thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Nhân dân xã Cẩm Thanh đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho sự nghiệp cách mạng với hơn 90% gia đình có công, xã Cẩm Thanh đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Hơn nữa, mảnh đất này còn có những đóng góp quan trọng làm phong phú cho di sản văn hóa phi vật thể ở Hội An với nhiều hình thức lễ nghi, lễ hội, phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian... khá độc đáo và hấp dẫn của một vùng quê ven sông, cận biển ở miền Trung, Việt Nam.
Xét về góc độ nhân học (yếu tố Thiên thời). Như chúng ta đều biết, từ cuối thế kỷ XX đến nay, diện mạo của nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, có sự thay đổi nhanh chóng, văn minh nông thôn đang từng bước nhường chỗ cho văn hóa, văn minh đô thị. Xu hướng đô thị hóa đang trở thành một quá trình tất yếu đối với mỗi quốc gia, dân tộc, địa phương, vùng miền. Theo đó, đã và đang diễn ra quá trình chuyển từ văn hóa truyền thống của cư dân nông nghiệp sang văn hóa đô thị của cư dân phi nông nghiệp. Đô thị hóa không chỉ thay đổi môi trường sống, mà còn kéo theo nhiều vấn đề liên quan đến sự thích ứng của các nhóm cư dân trong xã hội đô thị. Nhưng, thật may thay, vượt qua bao thăng trầm biến cố lịch sử, cả sự tàn khốc của chiến tranh, của quá trình đô thị hóa,... Cẩm Thanh từ một vùng quê chịu nhiều thiệt thòi, gần như bị chậm phát triển, ít biến đổi, nên một nơi ngày nay hầu như vẫn còn khá nguyên bản về một làng quê sông nước, ven biển đặc thù của Hội An - miền Trung, Việt Nam, vừa nằm trong phần lõi, vừa nằm trong phần chuyển tiếp của Di sản Văn hóa Thế giới Hội An và Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm - Hội An. Cần phải nói thêm rằng, ở đây bảo tồn phải gắn với phát triển, đồng thời phải gắn với nhu cầu cuộc sống của cộng đồng dân cư đương đại. Đó cũng chính là yếu tố nhân học, nghĩa là phải đảm bảo cho sự cân bằng, lôgich, khoa học trong một thực thể hữu cơ, không thể tách rời giữa sinh thái và con người, sinh thái và nhân văn/văn hóa - xã hội. Du khách hay các nhà nghiên cứu khoa học đến đây sẽ được thu hút, hấp dẫn, trải nghiệm bởi một thực thể sinh thái và môi trường sống của con người vừa có yếu tố của tự nhiên, truyền thống, vừa có yếu tố của môi trường, xã hội đương đại gắn kết hết sức độc đáo, đặc thù trong một vùng quê, ven sông cận biển trong thời hiện đại.
Quả thực, những nhân tố, điều kiện, cơ may lịch sử nêu trên là những mặt hết sức thuận lợi cho phép Cẩm Thanh đề ra và triển khai thực hiện đề án mà Hội đồng Nhân dân thành phố Hội An đã thông qua đó là “Xây dựng xã Cẩm Thanh - Làng quê sinh thái đặc thù”. Tuy nhiên theo chúng tôi, giải pháp đầu tiên, có tính quyết định để cho đề án này thành công thì nên chăng xây dựng Cẩm Thanh phải theo hướng Bảo tàng sinh thái và nhân học (Museum of Ecology & Anthropology). Đặt ra vấn đề này chúng tôi muốn nhấn mạnh đến các yếu tố khoa học về bảo tồn và phát triển, cả về mặt khoa học tổ chức quản lý. Nghĩa là về mặt học thuật nó phải được triển khai theo hướng bảo tồn - bảo tàng học và như vậy đi theo phải là một hệ thống thiết chế quản lý, ứng xử tương ứng với một “bảo tàng sống - Bảo tàng sinh thái và nhân học”. Vì vậy, trước hết cần phải triển khai khảo sát, đánh giá thực trạng lập hồ sơ khoa học về các giá trị tài nguyên sinh thái, nhân văn ở đây thật chi tiết, cụ thể, từ đó có một giải pháp, lộ trình thực sự khoa học cho từng đối tượng cần phải bảo vệ giữ gìn, tu bổ, tôn tạo, phục hồi và phát huy, cho tất cả các lĩnh vực về môi trường - sinh thái, kinh tế, văn hóa - nhân văn (vật thể và phi vật thể). Trên cơ sở này phải có một quy hoạch đầu tư tổng thể, kèm theo là việc phải ban hành cho được một quy chế quản lý, bảo tồn phát huy thật chi tiết, sát thực. Để làm được việc này phải có một đội ngũ chuyên môn, chuyên quản với một cơ chế quản lý và phương tiện kỹ thuật tương ứng, đồng bộ nhằm làm đầu mối xâu chuỗi hướng dẫn nghiệp vụ, liên kết các chuyên ngành vào một mục tiêu. Về bộ máy quản lý nhà nước phải có một “nhạc trưởng” đó là Ủy ban nhân dân/một cấp chính quyền đủ tầm huy động được cả một hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và làm tốt vai trò gắn kết được 3 nhà: Nhà quản lý: các cấp chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống chính trị, hội - đoàn thể; Nhà khoa học: các cơ quan chuyên môn, cơ quan nghiên cứu khoa học; Nhà dân: các chủ di tích - di sản, từng hộ gia đình, tộc/họ, chủ doanh nghiệp - kinh doanh. Những vấn đề này chúng ta đã có bài học kinh nghiệm từ việc quản lý, bảo tồn, sử dụng và phát huy Di sản Văn hóa Thế giới - Khu phố cổ Hội An.
Xuất phát từ thực tiễn và nhìn lại mấy năm thực hiện đề án xây dựng Cẩm Thanh - Làng quê sinh thái đặc thù theo nghị quyết hết sức đúng đắn, kịp thời của Hội đồng Nhân dân thành phố Hội An, chúng tôi có những suy nghĩ và đề xuất mang tính gợi ý bước đầu để tham khảo. Hy vọng sẽ trở lại vấn đề này vào một dịp khác một cách toàn diện và sát thực hơn
Xét về góc độ sinh thái (yếu tố Địa lợi ), Cẩm Thanh với diện tích gần 900 ha mà diện tích mặt nước chiếm đến non nửa (348,69 ha ). Bốn bề nơi đây là sông, Bắc giáp phường Cửa Đại tại sông Ba Chươm, Tây giáp phường Cẩm Châu tại sông Cổ Cò, Nam giáp xã Duy Xuyên ở hạ lưu sông Thu Bồn, Đông giáp Cửa Đại. Sông Đình và sông Đò nối sông Thu Bồn và sông Ba Chươm theo hướng Tây Nam chia cắt Cẩm Thanh thành nhiều mảnh nhỏ tạo nên hệ thống kênh rạch chằng chịt, với nhiều cồn/gò rất nên thơ như: Thuận Tình (Cồn Kiện), Cồn Ông Hơi, Cồn Tiến, Cồn Ba Xã, Gò Hí, Gò Già… Hệ thống sông rạch ở đây chỗ rộng chỗ hẹp, nơi cạn nơi sâu, quanh co uốn lượn qua các cánh đồng, bãi bồi, xóm làng. Ôm sát hai bên bờ là dừa nước mọc thành rừng quanh năm xanh tốt, vừa tạo nên phong cảnh hữu tình, vừa hiểm trở, linh thiêng. Do nằm sát cửa biển - Cửa Đại, nơi hợp lưu 3 nguồn sông lớn của Xứ Quảng (Thu Bồn, Vu/Ô Gia, Chiên Đàn/Trường Giang) và Sông Cổ Cò/Để Võng/Lộ Cảnh Giang nên nơi đây có hệ sinh thái khá đặc biệt - hệ sinh thái ngập mặn điển hình của khu vực nhiệt đới như rừng ngập mặn và cỏ biển. Quan trọng nhất là các dãy dừa nước, dọc bờ kênh rạch, quanh năm xanh tốt tạo cho khu vực đất ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn một sinh cảnh rất đặc biệt ở Hội An, miền Trung Việt Nam mà chúng ta chỉ có thể tìm gặp ở miền Tây Nam bộ. Trên các cồn, gò và các vực nước chung quanh các dãy dừa nước từ vùng triều thấp trở xuống còn có hệ sinh thái cỏ biển (seagrass ecosystem), một hệ sinh thái đặc thù trong vùng đất ngập nước, chỉ có ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm. Chúng là những loài thực vật bậc cao, sống chìm trong môi trường nước, đặc biệt là khu vực dòng chảy mạnh và sóng, gió, tồn tại và phát triển quanh năm nhờ hệ thống thân ngầm vùi sâu trong trầm tích. Hệ sinh thái nhiệt đới điển hình này đã được chứng minh là quan trọng đối với môi trường trong vai trò điều hoà khí hậu, chống xói lở, gia tăng trầm tích, kết chặt trầm tích và hoạt động như một máy lọc sinh học, nâng cao chất lượng môi trường và duy trì cân bằng sinh thái. Đó là chưa kể lá và mùn bã hữu cơ do chúng tạo ra là nguồn thức ăn không thể thiếu cho các loài thủy sản về phương diện sinh vật. Các hệ sinh thái này có sự đa dạng sinh học rất cao, là nơi cư trú, sinh sống của nhiều loài thủy hải sản có giá trị, nhất là các loại tôm, cua, ghẹ và động vật thân mềm. Các thảm cỏ biển là nơi sinh sống và bắt mồi, ẩn nấp của ấu thể nhiều loại hải sản và các loài cá kinh tế như cá Mú, cá Dìa. Có thể nói, kênh rạch và các dãy dừa nước xanh cùng hệ sinh thái nơi đây đã tạo ra một phần vẻ quyến rũ đối với du khách khi thăm quan vùng đất này.
Xét về góc độ văn hóa - nhân văn (yếu tố Nhân hòa), tuy đã phải trải qua nhiều năm tháng chiến tranh ác liệt bị tàn phá bởi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhưng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hiện tồn đã minh chứng bề dày truyền thống lịch sử văn hóa - nhân văn của mảnh đất này. Với hơn 36 di tích, dấu tích gồm các loại hình khảo cổ, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, danh thắng được xếp hạng, đưa vào danh mục (Quốc gia, Tỉnh, Thành phố), chúng ta có thể bắt gặp ở đây những dấu tích của cư dân thời Tiền - Sơ sử (Văn hóa Sa Huỳnh vào giai đoạn trước sau Công nguyên), rồi di tích của cư dân Champa trong các di tích khảo cổ, giếng cổ hay những địa danh như Lăng/Lùm Bà, Bầu Đà, Trà Quân, Đồng Giá, Câu Dấp… có niên đại từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 15. Trong giai đoạn những lưu dân Đại Việt từ phía Bắc vào phương Nam lập nghiệp thì ngôi mộ Tổ tộc Trần ở Cẩm Thanh ngày nay được lập vào năm 1498, là di tích có niên đại sớm nhất ở Hội An được biết cho đến nay. Dân làng Thanh Châu xưa (tức tên gọi Cẩm Thanh ngày nay) dựa vào sự ưu đãi của thiên nhiên đã sớm biết khai thác đánh bắt thủy hải sản trên sông, biển lập làng chài kết hợp với làm ruộng nước, ruộng khô, chăn nuôi gia súc và trồng trọt rau màu để Thanh Châu trở nên một vùng quê nổi tiếng trù phú một thời trên vùng đất thương cảng quốc tế Faifo - Hội An. Ngoài ra, Thanh Châu còn rất nổi tiếng với nghề buôn ghe bầu, khai thác yến sào. Trai làng nơi đây xưa kia luôn được các Chúa Nguyễn và các vua triều Nguyễn trọng dụng, bổ sung vào những đội lính Trường Sa, Hoàng Sa chuyên khai thác tài nguyên trên biển Đông. Và do là nơi có vị trí hiểm yếu về quân sự, kinh tế nên từ thời các Chúa Nguyễn đến các triều đại phong kiến sau này dân làng Thanh Châu còn được giao nhiệm vụ cảnh giới tàu thuyền đi lại, ra vào vùng biển Cửa Đại - Hội An. Nhiều căn cứ thủy quân, bến tàu được thành lập tại đây, nhiều tướng lĩnh người Thanh Châu được giữ trọng trách và ghi công lớn trong quân đội của các triều đại phong kiến. Phải chăng, cũng bởi vai trò của vùng đất và người dân nơi đây mà Vua Quang Trung đã chọn người con gái tộc Trần - bà Trần Thị Quỵ làm Thứ phi. Bà cũng là cháu, con, em của các vị tướng trong một gia đình họ Trần (Thanh Châu) có công lớn trong việc phò vua Quang Trung khởi nghiệp, lên ngôi hoàng đế. Đặc biệt trong giai đoạn chống Pháp, chống Mỹ xâm lược và thống nhất tổ quốc, Cẩm Thanh từng là vùng căn cứ địa cách mạng của thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Nhân dân xã Cẩm Thanh đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho sự nghiệp cách mạng với hơn 90% gia đình có công, xã Cẩm Thanh đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Hơn nữa, mảnh đất này còn có những đóng góp quan trọng làm phong phú cho di sản văn hóa phi vật thể ở Hội An với nhiều hình thức lễ nghi, lễ hội, phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian... khá độc đáo và hấp dẫn của một vùng quê ven sông, cận biển ở miền Trung, Việt Nam.
Xét về góc độ nhân học (yếu tố Thiên thời). Như chúng ta đều biết, từ cuối thế kỷ XX đến nay, diện mạo của nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, có sự thay đổi nhanh chóng, văn minh nông thôn đang từng bước nhường chỗ cho văn hóa, văn minh đô thị. Xu hướng đô thị hóa đang trở thành một quá trình tất yếu đối với mỗi quốc gia, dân tộc, địa phương, vùng miền. Theo đó, đã và đang diễn ra quá trình chuyển từ văn hóa truyền thống của cư dân nông nghiệp sang văn hóa đô thị của cư dân phi nông nghiệp. Đô thị hóa không chỉ thay đổi môi trường sống, mà còn kéo theo nhiều vấn đề liên quan đến sự thích ứng của các nhóm cư dân trong xã hội đô thị. Nhưng, thật may thay, vượt qua bao thăng trầm biến cố lịch sử, cả sự tàn khốc của chiến tranh, của quá trình đô thị hóa,... Cẩm Thanh từ một vùng quê chịu nhiều thiệt thòi, gần như bị chậm phát triển, ít biến đổi, nên một nơi ngày nay hầu như vẫn còn khá nguyên bản về một làng quê sông nước, ven biển đặc thù của Hội An - miền Trung, Việt Nam, vừa nằm trong phần lõi, vừa nằm trong phần chuyển tiếp của Di sản Văn hóa Thế giới Hội An và Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm - Hội An. Cần phải nói thêm rằng, ở đây bảo tồn phải gắn với phát triển, đồng thời phải gắn với nhu cầu cuộc sống của cộng đồng dân cư đương đại. Đó cũng chính là yếu tố nhân học, nghĩa là phải đảm bảo cho sự cân bằng, lôgich, khoa học trong một thực thể hữu cơ, không thể tách rời giữa sinh thái và con người, sinh thái và nhân văn/văn hóa - xã hội. Du khách hay các nhà nghiên cứu khoa học đến đây sẽ được thu hút, hấp dẫn, trải nghiệm bởi một thực thể sinh thái và môi trường sống của con người vừa có yếu tố của tự nhiên, truyền thống, vừa có yếu tố của môi trường, xã hội đương đại gắn kết hết sức độc đáo, đặc thù trong một vùng quê, ven sông cận biển trong thời hiện đại.
Quả thực, những nhân tố, điều kiện, cơ may lịch sử nêu trên là những mặt hết sức thuận lợi cho phép Cẩm Thanh đề ra và triển khai thực hiện đề án mà Hội đồng Nhân dân thành phố Hội An đã thông qua đó là “Xây dựng xã Cẩm Thanh - Làng quê sinh thái đặc thù”. Tuy nhiên theo chúng tôi, giải pháp đầu tiên, có tính quyết định để cho đề án này thành công thì nên chăng xây dựng Cẩm Thanh phải theo hướng Bảo tàng sinh thái và nhân học (Museum of Ecology & Anthropology). Đặt ra vấn đề này chúng tôi muốn nhấn mạnh đến các yếu tố khoa học về bảo tồn và phát triển, cả về mặt khoa học tổ chức quản lý. Nghĩa là về mặt học thuật nó phải được triển khai theo hướng bảo tồn - bảo tàng học và như vậy đi theo phải là một hệ thống thiết chế quản lý, ứng xử tương ứng với một “bảo tàng sống - Bảo tàng sinh thái và nhân học”. Vì vậy, trước hết cần phải triển khai khảo sát, đánh giá thực trạng lập hồ sơ khoa học về các giá trị tài nguyên sinh thái, nhân văn ở đây thật chi tiết, cụ thể, từ đó có một giải pháp, lộ trình thực sự khoa học cho từng đối tượng cần phải bảo vệ giữ gìn, tu bổ, tôn tạo, phục hồi và phát huy, cho tất cả các lĩnh vực về môi trường - sinh thái, kinh tế, văn hóa - nhân văn (vật thể và phi vật thể). Trên cơ sở này phải có một quy hoạch đầu tư tổng thể, kèm theo là việc phải ban hành cho được một quy chế quản lý, bảo tồn phát huy thật chi tiết, sát thực. Để làm được việc này phải có một đội ngũ chuyên môn, chuyên quản với một cơ chế quản lý và phương tiện kỹ thuật tương ứng, đồng bộ nhằm làm đầu mối xâu chuỗi hướng dẫn nghiệp vụ, liên kết các chuyên ngành vào một mục tiêu. Về bộ máy quản lý nhà nước phải có một “nhạc trưởng” đó là Ủy ban nhân dân/một cấp chính quyền đủ tầm huy động được cả một hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và làm tốt vai trò gắn kết được 3 nhà: Nhà quản lý: các cấp chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống chính trị, hội - đoàn thể; Nhà khoa học: các cơ quan chuyên môn, cơ quan nghiên cứu khoa học; Nhà dân: các chủ di tích - di sản, từng hộ gia đình, tộc/họ, chủ doanh nghiệp - kinh doanh. Những vấn đề này chúng ta đã có bài học kinh nghiệm từ việc quản lý, bảo tồn, sử dụng và phát huy Di sản Văn hóa Thế giới - Khu phố cổ Hội An.
Xuất phát từ thực tiễn và nhìn lại mấy năm thực hiện đề án xây dựng Cẩm Thanh - Làng quê sinh thái đặc thù theo nghị quyết hết sức đúng đắn, kịp thời của Hội đồng Nhân dân thành phố Hội An, chúng tôi có những suy nghĩ và đề xuất mang tính gợi ý bước đầu để tham khảo. Hy vọng sẽ trở lại vấn đề này vào một dịp khác một cách toàn diện và sát thực hơn