Mộ tổ Tộc Trần Văn
- Thứ hai - 13/01/2014 03:58
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cẩm Thanh là xã vùng ven nằm ở phía đông thành phố Hội An, là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa và hiện nay trên mảnh đất này vẫn còn lưu giữ nhiều di tích, dấu tích có giá.
Trong đó, di tích mộ Tổ tộc Trần Văn là một di tích thuộc loại hình mộ táng, là dấu tích về ông tổ của tộc Trần Văn gốc từ tỉnh Hải Dương, người có công lớn trong việc lập làng Võng Nhi (làng này cho tới nay vẫn còn lưu truyền trong dân gian và trong nhiều văn bản địa bộ của một số làng ở đây) và cũng là dấu tích của cư dân Đại Việt ở đây từ thế kỷ XV.
Theo văn bia trên mộ lập năm Cảnh Thống, Mậu Ngọ niên (10-1-1498) và gia phả (hiện còn lưu giữ tại nhà thờ tộc Trần Văn) cho biết: Vào đời Lê Hồng Đức, vua Lê Thánh Tông có chiếu trưng binh, ông Cao Tổ cùng với vợ con tòng quân xuống đất Chiêm Thành, đã lập được nhiều công trạng sau đó lưu ngụ tại Quảng Nam, phát hiện ra con sông gần biển, tập trung dân sống tại đây, lập thành làng có biệt hiệu là Võng Nhi.
Nguyên trước đây di tích nằm ở vị trí thuộc làng Võng Nhi, sau đó là xã Thanh Châu, thuộc tổng Thanh Châu cũ, nay là thôn 6, xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, cách di tích Lăng Bà chừng 300m.
Di tích nằm trên một gò đất cao, mặt tiền quay theo hướng đông bắc - hướng nhìn về một con sông thông xuôi xuống Cửa Đại nhưng hiện nay xóm nhà dân cư mọc lên đã che khuất mặt tiền thông thoáng, phong thủy nguyên xưa của nó.
Hiện tại, xung quanh di tích có nhà dân sinh sống. Phía trước di tích là đường đất 3m, cách di tích về phía Nam chừng 5m là nhà thờ tộc Trần Văn được con cháu tộc Trần Văn xây dựng năm 2005. Bên cạnh khuôn viên di tích về phía bắc là nghĩa địa nhỏ của tộc Trần Văn, kế bên có một giếng đá. Theo ý kiến của các cụ cao niên tại đây thì giếng này có từ trước năm 1945, trước đây giếng là nguồn cung cấp nước ngọt cho cư dân tại đây nhưng hiện nay không còn sử dụng.
Khuôn viên mộ có diện tích: 450cm x 600cm. Khu biệt khuôn viên di tích với bên ngoài bằng hàng rào xây gạch uốn lượn hình gợn sóng. Phía trước xây nhà bia giống hình tháp, trên bốn trụ vuông là mái, bốn mặt để thông thoáng xây hình vòm. Nhà bia từ nền lên đến đỉnh mái cao 3m, mái xây bằng vôi hợp chất có kết hợp thêm gạch và lót ngói phía trong. Bên ngoài được tô đắp nổi kiểu giả lợp mái ngói âm dương, xung quanh viền mái cẩn sành sứ, xung quanh trang trí hoa lá, thú.
Ở giữa nhà bia có dựng một tấm bia bằng đá trắng, với kích thước 48cm x 77cm x 10cm, bệ đỡ bia cao 5cm.
Mặt trước bia trang trí hình hoa dây, kẻ chỉ xung quanh diềm bia, phần trán bia có trang trí đề tài lưỡng long triều dương, nội dung bia ghi rõ phần mộ ông thủy Tổ tộc Trần Văn, năm làm văn bia và con cháu đứng ra lập:
“Ất Dậu niên thất nguyệt cát nhật. Thủy tổ nguyên tự Hải Dương quản công Nam Châu hiệu tự Liên Chi Trần Quý Công phủ quân giai thành. Trần Văn tộc bổn tộc đồng phụng lập”.
Dịch nghĩa: “Ngày tốt tháng 7 năm Ất Dậu. Thủy tổ nguyên từ Nam Châu Hải Dương, hiệu là Liên Chi Trần Quý Công phần mộ. Bổn tộc Trần Văn cùng đứng ra lập”.
Mặt sau bia không trang trí, ghi cụ thể nội dung về một phần lai lịch của cụ Thủy tổ (hiện tại chữ đã mờ):
“Cung kính sao lục: Thủy tổ khảo Trần ông thời Lê Cảnh Thống lưu minh văn khắc lại dưới đây:
Ông Trần Văn Lý, người gốc thừa tuyên Hải Dương, phủ Hạ Hồng huyện Gia Phước, xã Khuôn Phô kể: Vào thời Lê Hồng Đức (?) Thánh Tôn có chiếu trưng binh, ông cao tổ dắt vợ con theo đoàn quân đánh Chiêm Thành, lập nhiều công trạng, sau đó ở lại Quảng Nam cùng các bạn nghề chài lưới khai phá đất bồi trưng tập dân cư biệt lập xứ Võng Nhi. Năm ấy ông Tổ sinh hạ Trần Văn Tốt. Trần Văn Tốt sinh 3 nam, 6 nữ: Trưởng nữ là Trần Thị Mạt, thứ nữ Trần Thị Tạo, Trần Thị Tân, Trần Thị Thanh, Trần Thị Trí, Trần Thị Kiên; trưởng nam là Trần Văn Mãi, thứ nam là Trần Văn Lại, trọng nam là Trần Văn Tài. Sợ rằng sau này thất lạc không biết đâu cha mẹ cháu con nên lập kế biên này, lưu truyền về sau.
Năm Cảnh Thống Mậu Ngọ (1498) tháng Giêng, ngày 10.
Người lập kế biên ông Lý - Trần Văn Lý ký.
Bổn tộc đồng bái ghi”.
Tiếp sau nhà bia là nấm mộ hình tròn xây gạch xung quanh (gồm có 5 lớp gạch), đường kính nấm là 300cm. Nền bêtông kẻ roan, mặt sau khuôn viên có bức chắn vẽ hình chữ thọ và trên hai trụ có trang trí đài sen.
Dưới tác động của thời gian, ngôi mộ đã bị hư hại, bia đã bị sứt bể và nứt nhiều nơi, mặt sau bia chữ đã mờ, vì thế di tích đã được con cháu tộc Trần Văn nhiều lần tu bổ, tiêu biểu vào năm 1945 và lần gần đây nhất là vào năm 2007 với sự đóng góp của con cháu trong tộc cùng với sự hỗ trợ của UBND thị xã Hội An (nay là Thành phố), di tích đã được tu bổ lại nhà bia và xây tường rào bao quanh nhằm tránh tình trạng xuống cấp di tích. Di tích hiện nay do con cháu tộc Trần Văn ở ngay khu vực thôn 6 xã Cẩm Thanh trực tiếp trông nom bảo quản.
Theo lệ thường, vào ngày 20 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày chạp mả của Gia tộc, đây là dịp để hàng năm con cháu tộc Trần Văn tụ họp về nhằm tưởng nhớ đến cội nguồn tổ tiên, thắt chặt thêm tình cảm dòng họ. Qua đây, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta đó là mối quan hệ dòng tộc.
Với sự có mặt và hiện tồn của di tích góp phần làm phong phú loại hình mộ táng ở Hội An. Di tích có giá trị lớn về mặt lịch sử, làm cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của khối cộng đồng cư dân ở Hội An nói riêng, mảnh đất xứ Quảng Đàng Trong nói chung; là nguồn tư liệu, cơ sở khoa học bổ sung khá quan trọng về lịch sử vùng đất Cẩm Thanh ngoài các tư liệu khác. Vì thế, cần tuyên truyền, phát huy hơn nữa giá trị của di tích nhằm đưa di tích vào tuyến tham quan “Làng quê sông nước Cẩm Thanh” sắp đến cùng với di tích lăng Bà cách đó chừng 200m.
Theo văn bia trên mộ lập năm Cảnh Thống, Mậu Ngọ niên (10-1-1498) và gia phả (hiện còn lưu giữ tại nhà thờ tộc Trần Văn) cho biết: Vào đời Lê Hồng Đức, vua Lê Thánh Tông có chiếu trưng binh, ông Cao Tổ cùng với vợ con tòng quân xuống đất Chiêm Thành, đã lập được nhiều công trạng sau đó lưu ngụ tại Quảng Nam, phát hiện ra con sông gần biển, tập trung dân sống tại đây, lập thành làng có biệt hiệu là Võng Nhi.
Nguyên trước đây di tích nằm ở vị trí thuộc làng Võng Nhi, sau đó là xã Thanh Châu, thuộc tổng Thanh Châu cũ, nay là thôn 6, xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, cách di tích Lăng Bà chừng 300m.
Di tích nằm trên một gò đất cao, mặt tiền quay theo hướng đông bắc - hướng nhìn về một con sông thông xuôi xuống Cửa Đại nhưng hiện nay xóm nhà dân cư mọc lên đã che khuất mặt tiền thông thoáng, phong thủy nguyên xưa của nó.
Hiện tại, xung quanh di tích có nhà dân sinh sống. Phía trước di tích là đường đất 3m, cách di tích về phía Nam chừng 5m là nhà thờ tộc Trần Văn được con cháu tộc Trần Văn xây dựng năm 2005. Bên cạnh khuôn viên di tích về phía bắc là nghĩa địa nhỏ của tộc Trần Văn, kế bên có một giếng đá. Theo ý kiến của các cụ cao niên tại đây thì giếng này có từ trước năm 1945, trước đây giếng là nguồn cung cấp nước ngọt cho cư dân tại đây nhưng hiện nay không còn sử dụng.
Khuôn viên mộ có diện tích: 450cm x 600cm. Khu biệt khuôn viên di tích với bên ngoài bằng hàng rào xây gạch uốn lượn hình gợn sóng. Phía trước xây nhà bia giống hình tháp, trên bốn trụ vuông là mái, bốn mặt để thông thoáng xây hình vòm. Nhà bia từ nền lên đến đỉnh mái cao 3m, mái xây bằng vôi hợp chất có kết hợp thêm gạch và lót ngói phía trong. Bên ngoài được tô đắp nổi kiểu giả lợp mái ngói âm dương, xung quanh viền mái cẩn sành sứ, xung quanh trang trí hoa lá, thú.
Ở giữa nhà bia có dựng một tấm bia bằng đá trắng, với kích thước 48cm x 77cm x 10cm, bệ đỡ bia cao 5cm.
Mặt trước bia trang trí hình hoa dây, kẻ chỉ xung quanh diềm bia, phần trán bia có trang trí đề tài lưỡng long triều dương, nội dung bia ghi rõ phần mộ ông thủy Tổ tộc Trần Văn, năm làm văn bia và con cháu đứng ra lập:
“Ất Dậu niên thất nguyệt cát nhật. Thủy tổ nguyên tự Hải Dương quản công Nam Châu hiệu tự Liên Chi Trần Quý Công phủ quân giai thành. Trần Văn tộc bổn tộc đồng phụng lập”.
Dịch nghĩa: “Ngày tốt tháng 7 năm Ất Dậu. Thủy tổ nguyên từ Nam Châu Hải Dương, hiệu là Liên Chi Trần Quý Công phần mộ. Bổn tộc Trần Văn cùng đứng ra lập”.
Mặt sau bia không trang trí, ghi cụ thể nội dung về một phần lai lịch của cụ Thủy tổ (hiện tại chữ đã mờ):
“Cung kính sao lục: Thủy tổ khảo Trần ông thời Lê Cảnh Thống lưu minh văn khắc lại dưới đây:
Ông Trần Văn Lý, người gốc thừa tuyên Hải Dương, phủ Hạ Hồng huyện Gia Phước, xã Khuôn Phô kể: Vào thời Lê Hồng Đức (?) Thánh Tôn có chiếu trưng binh, ông cao tổ dắt vợ con theo đoàn quân đánh Chiêm Thành, lập nhiều công trạng, sau đó ở lại Quảng Nam cùng các bạn nghề chài lưới khai phá đất bồi trưng tập dân cư biệt lập xứ Võng Nhi. Năm ấy ông Tổ sinh hạ Trần Văn Tốt. Trần Văn Tốt sinh 3 nam, 6 nữ: Trưởng nữ là Trần Thị Mạt, thứ nữ Trần Thị Tạo, Trần Thị Tân, Trần Thị Thanh, Trần Thị Trí, Trần Thị Kiên; trưởng nam là Trần Văn Mãi, thứ nam là Trần Văn Lại, trọng nam là Trần Văn Tài. Sợ rằng sau này thất lạc không biết đâu cha mẹ cháu con nên lập kế biên này, lưu truyền về sau.
Năm Cảnh Thống Mậu Ngọ (1498) tháng Giêng, ngày 10.
Người lập kế biên ông Lý - Trần Văn Lý ký.
Bổn tộc đồng bái ghi”.
Tiếp sau nhà bia là nấm mộ hình tròn xây gạch xung quanh (gồm có 5 lớp gạch), đường kính nấm là 300cm. Nền bêtông kẻ roan, mặt sau khuôn viên có bức chắn vẽ hình chữ thọ và trên hai trụ có trang trí đài sen.
Dưới tác động của thời gian, ngôi mộ đã bị hư hại, bia đã bị sứt bể và nứt nhiều nơi, mặt sau bia chữ đã mờ, vì thế di tích đã được con cháu tộc Trần Văn nhiều lần tu bổ, tiêu biểu vào năm 1945 và lần gần đây nhất là vào năm 2007 với sự đóng góp của con cháu trong tộc cùng với sự hỗ trợ của UBND thị xã Hội An (nay là Thành phố), di tích đã được tu bổ lại nhà bia và xây tường rào bao quanh nhằm tránh tình trạng xuống cấp di tích. Di tích hiện nay do con cháu tộc Trần Văn ở ngay khu vực thôn 6 xã Cẩm Thanh trực tiếp trông nom bảo quản.
Theo lệ thường, vào ngày 20 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày chạp mả của Gia tộc, đây là dịp để hàng năm con cháu tộc Trần Văn tụ họp về nhằm tưởng nhớ đến cội nguồn tổ tiên, thắt chặt thêm tình cảm dòng họ. Qua đây, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta đó là mối quan hệ dòng tộc.
Với sự có mặt và hiện tồn của di tích góp phần làm phong phú loại hình mộ táng ở Hội An. Di tích có giá trị lớn về mặt lịch sử, làm cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của khối cộng đồng cư dân ở Hội An nói riêng, mảnh đất xứ Quảng Đàng Trong nói chung; là nguồn tư liệu, cơ sở khoa học bổ sung khá quan trọng về lịch sử vùng đất Cẩm Thanh ngoài các tư liệu khác. Vì thế, cần tuyên truyền, phát huy hơn nữa giá trị của di tích nhằm đưa di tích vào tuyến tham quan “Làng quê sông nước Cẩm Thanh” sắp đến cùng với di tích lăng Bà cách đó chừng 200m.
Nguồn tin: Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An