Bắt cua nha ở rừng dừa Bảy Mẫu
- Thứ tư - 17/07/2013 04:38
- In ra
- Đóng cửa sổ này
ANTĐ - Rừng dừa Bảy Mẫu thuộc địa phận xã Cẩm Thanh, đó là một ngôi làng nằm ở phía hạ lưu sông Thu Bồn. Có thể đến Cẩm Thanh bằng cả đường sông và đường bộ. Nếu đi thuyền, từ phố cổ Hội An, cứ xuôi theo dòng sông Hoài về phía Đông, chừng 5km là tới nơi. Còn nếu đi đường bộ, cũng chỉ xấp xỉ 5km là cùng. Đến Cẩm Thanh đa phần du khách không đi ô tô hay xe máy mà lại chọn phương tiện thân thiện với môi trường: Xe đạp.
Những con cua nha càng tím nướng là một trong những món ăn không thể
bỏ qua khi đến Cẩm Thanh, Hội An
Sở dĩ có tên gọi Bảy Mẫu là bởi, xưa kia nơi đây trồng 7 mẫu dừa nước, đến nay diện tích đó đã được phát triển lên gấp vài lần. Đây là vùng sinh thái nước ngập mặn gần Cửa Đại nên rất phong phú về thực vật và động vật nước lợ. Khi nước triều lên, cá, tôm, cua… thường tập trung về nơi này. Các loài chim cũng vì thế mà sinh sôi nảy nở. Cái thú của du khách khi đến với Cẩm Thanh là chọn một chiếc thuyền thúng nhẹ chèo đi xuyên qua những tán dừa. Chỉ với 150 nghìn đồng, du khách có thể thuê một chiếc thuyền thúng ở bến Hói Lăng, người chèo thuyền đưa chúng tôi khám phá rừng dừa là chị Dương Thị Nga năm nay 42 tuổi. Nghề chính của gia đình chị là đánh bắt thủy hải sản. Khi nào tiện khách thuê thì chở khách, gọi là cải thiện thêm. Thuyền chúng tôi đi vòng vòng quanh những rặng dừa, còn đang mải ngắm thì chị chủ thuyền dáng vẻ ngại ngùng quay lại hỏi: “Tôi bắt cua có được không?”. Lúc đó tôi bắt đầu để ý, hai bên hàng dừa là cơ man những con cua với đôi càng tím sẫm, chen nhau leo lên những đọt dừa nước.
Chỉ chờ khách gật đầu đồng ý, chủ thuyền đã vội buộc chặt thuyền vào một cành dừa vươn ra phía lòng sông rồi dặn cứ ngồi im không lật thuyền. Sau rồi thấy khách có vẻ hăng hái chỉ chỏ và hò hét, chủ thuyền gạ: “Có xuống bắt cùng chị không?”, thế là chủ - khách xắn quần lội bùn len vào rừng dừa mà… vồ cua. Bữa đó, “chiến lợi phẩm” thu về cũng được đến gần 1kg cua. Cua nha là đặc sản ở vùng ngập mặn, người ta thường nướng hoặc luộc rồi chấm với muối hột và ớt xanh. Ai từng ăn một lần sẽ nhớ mãi cái vị là lạ của nó.
Cẩm Thanh không chỉ hấp dẫn du khách bởi sự hồn hậu và thật thà của người dân nơi đây mà ẩn chứa trong lòng bao điều thú vị khác. Đó là một ngôi làng xinh xắn, với những hàng rào hoa dâm bụt đỏ chói tô điểm cho những ngôi nhà được dựng từ lá dừa khô 4 mái đan vào với nhau sát xuống tận đất, màu nâu trầm buồn.
Những ngôi nhà như thế này, xuất hiện ở những làng xã ven biển Quảng Nam từ hàng trăm năm trước, sở dĩ nhà tre dừa phải làm mái thật thấp là để tránh gió cát, tránh bão biển. Những ngôi nhà của bà Sáu Mót, ông Phạm Dũng, hay ông Võ Tấn Mười giờ vẫn còn giữ nguyên dáng cổ. Thấy có khách ghé thăm, ông Võ Tấn Mười vội vàng chạy ra mở cửa, khách chưa kịp ngồi ông đã vội khoe, rằng ông vừa “chế” xong chiếc xe đạp từ tre và dừa nước, nói rồi ông dắt ra cho chúng tôi xem. Chiếc xe trị giá cả nghìn USD được một người Tây Ban Nha “xách tay” về năn nỉ ông tháo bớt khung thép ra, rồi thay vào đó là... tre và dừa nước. Ông hì hụi cắt toàn bộ phần gióng xe, rồi mài mài dũa dũa. Không phải vô duyên vô cớ mà vị khách người Tây Ban Nha kia bỏ công bỏ của đến nhờ ông Mười chế xe. Số là, ở thôn Thanh Tam Đông làng Cẩm Thanh có nghề thủ công làm tranh tre và dừa nước. Những bàn, những ghế, những tượng người cho đến đôi đũa, cái bát đều được làm nên từ sự khéo léo của những người thợ thủ công nơi đây.
Người lạ đến Cẩm Thanh không sợ lạc đường, có lẽ đây là ngôi làng có nhiều biển báo nhất. Cứ lần theo biển mà đi, chúng tôi đạp xe tới Cồn Tiến, một địa danh thuộc thôn Cồn Nhàn. Đây chính là nơi dừng chân cuối cùng của các nhánh sông trước khi hòa vào đại dương, dân mê nhiếp ảnh vẫn gọi nơi này là thiên đường. Đó còn là nơi thú vị để dừng chân thưởng thức đặc sản địa phương như chè dừa nước, nước râu bèo…
Chỉ chờ khách gật đầu đồng ý, chủ thuyền đã vội buộc chặt thuyền vào một cành dừa vươn ra phía lòng sông rồi dặn cứ ngồi im không lật thuyền. Sau rồi thấy khách có vẻ hăng hái chỉ chỏ và hò hét, chủ thuyền gạ: “Có xuống bắt cùng chị không?”, thế là chủ - khách xắn quần lội bùn len vào rừng dừa mà… vồ cua. Bữa đó, “chiến lợi phẩm” thu về cũng được đến gần 1kg cua. Cua nha là đặc sản ở vùng ngập mặn, người ta thường nướng hoặc luộc rồi chấm với muối hột và ớt xanh. Ai từng ăn một lần sẽ nhớ mãi cái vị là lạ của nó.
Cẩm Thanh không chỉ hấp dẫn du khách bởi sự hồn hậu và thật thà của người dân nơi đây mà ẩn chứa trong lòng bao điều thú vị khác. Đó là một ngôi làng xinh xắn, với những hàng rào hoa dâm bụt đỏ chói tô điểm cho những ngôi nhà được dựng từ lá dừa khô 4 mái đan vào với nhau sát xuống tận đất, màu nâu trầm buồn.
Những ngôi nhà như thế này, xuất hiện ở những làng xã ven biển Quảng Nam từ hàng trăm năm trước, sở dĩ nhà tre dừa phải làm mái thật thấp là để tránh gió cát, tránh bão biển. Những ngôi nhà của bà Sáu Mót, ông Phạm Dũng, hay ông Võ Tấn Mười giờ vẫn còn giữ nguyên dáng cổ. Thấy có khách ghé thăm, ông Võ Tấn Mười vội vàng chạy ra mở cửa, khách chưa kịp ngồi ông đã vội khoe, rằng ông vừa “chế” xong chiếc xe đạp từ tre và dừa nước, nói rồi ông dắt ra cho chúng tôi xem. Chiếc xe trị giá cả nghìn USD được một người Tây Ban Nha “xách tay” về năn nỉ ông tháo bớt khung thép ra, rồi thay vào đó là... tre và dừa nước. Ông hì hụi cắt toàn bộ phần gióng xe, rồi mài mài dũa dũa. Không phải vô duyên vô cớ mà vị khách người Tây Ban Nha kia bỏ công bỏ của đến nhờ ông Mười chế xe. Số là, ở thôn Thanh Tam Đông làng Cẩm Thanh có nghề thủ công làm tranh tre và dừa nước. Những bàn, những ghế, những tượng người cho đến đôi đũa, cái bát đều được làm nên từ sự khéo léo của những người thợ thủ công nơi đây.
Người lạ đến Cẩm Thanh không sợ lạc đường, có lẽ đây là ngôi làng có nhiều biển báo nhất. Cứ lần theo biển mà đi, chúng tôi đạp xe tới Cồn Tiến, một địa danh thuộc thôn Cồn Nhàn. Đây chính là nơi dừng chân cuối cùng của các nhánh sông trước khi hòa vào đại dương, dân mê nhiếp ảnh vẫn gọi nơi này là thiên đường. Đó còn là nơi thú vị để dừng chân thưởng thức đặc sản địa phương như chè dừa nước, nước râu bèo…